Quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại nhà
Khi hết hạn bảo hành thì việc sửa chữa, bảo dưỡng xe sẽ "ngốn" của bạn một khoản phí không hề nhỏ. Để tiết kiệm thì bạn cũng có thể tham khảo quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại nhà dưới đây để tự mình thực hiện.
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại nhà
Tự tay thực hiện quy trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cho một chiếc xe cũng khá đơn giản với các bước như sau:
-
Vệ sinh thắng:
Khi chiếc xe chạy được một thời gian, khoảng 5.000-7.000km, hệ thống phanh sẽ bị bám bụi, các mạt vụn hoặc dầu mỡ bám trên phanh và làm giảm hiệu quả phanh. Việc bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ các chất bẩn đó. Nếu có con đội kê, bạn có thể tháo rời bánh xe và tiến hành vệ sinh phanh. Hãy lấy giấy nhám để vệ sinh bố phanh, dùng chai dung dịch vệ sinh phanh để bảo dưỡng đĩa phanh và hệ thống phanh. Chai dung dịch vệ sinh phanh 3M bán trên thị trường khoảng 150.000 đồng và rất tiện lợi.
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô - vệ sinh thắngSử dụng dung dịch để vệ sinh bố phanh và đĩa phanh hiệu quả
-
Kiểm tra dầu máy và các dung dịch cần thiết:
Bước quan trọng thứ 2 trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô là kiểm tra tình trạng dầu động cơ. Hãy kiểm tra mực dầu động cơ hai tuần một lần để biết mức dầu và châm thêm nếu cần thiết vì dầu động cơ rất quan trọng cho sự vận hành và tuổi thọ của máy móc. Nếu cần thay dầu động cơ, bạn cũng có thể tự làm thợ sửa xe nhưng hơi vất vả vì phải nằm dưới gầm xe để xả nhớt máy do không có cầu nâng. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các loại dung dịch khác như dầu hộp số, dầu thắng, nước làm mát.v.v... để đảm bảo mọi thứ đều trong tình trạng ổn định nhất.
-
Kiểm tra hệ thống điện:
Bạn cũng có thể tự kiểm tra và vệ sinh một số bộ phận của hệ thống điện. Cụ thể là bình ắc quy, hãy thường xuyên vệ sinh các cực bình ắc quy và đảm bảo chúng luôn được xiết chặt và tiếp xúc tốt. Ngoài ra bạn cũng nên quan sát các đèn báo để biết tình trạng hoạt động của xe cũng như kiểm tra các hộp cầu chì trên xe.
>> Tham khảo kinh nghiệm tự sửa cầu chì cho xe ô tô
Bảo dưỡng hệ thống điện cho xe ô tô-
Bảo dưỡng bề mặt sơn xe:
Bạn cần bảo vệ lớp sơn xe một cách cẩn thận và giữ chúng sạch sẽ. Hãy lau sạch các dấu vết của các chất bẩn trước khi chúng đóng khô trên xe. Trường hợp thay dầu thắng hay làm vệ sinh kim phun, tránh để hóa chất tiếp xúc với bề mặt sơn vì nó có thể phá hủy đi lớp sơn bảo vệ xe bạn.
Chăm sóc, giữ gìn bề mặt sơn luôn sạch sẽ-
Vệ sinh và chăm sóc nội thất:
Hãy tự tay chăm sóc cho nội thất xe bạn, đây là nơi gần gũi nhất với người lái xe. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc nội thất của 3M hoặc Sonax để làm vệ sinh các chi tiết trong nội thất xe như bảng tap-lô, tay lái, ghế da, trần xe, sàn xe,... giúp đạt hiệu quả cao hơn và giữ cho nội thất luôn sạch sẽ bền đẹp. Ngoài ra hãy dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn trên xe cũng như các ngõ ngách.
Các việc cần làm khi vệ sinh nội thấtChúc các bạn thực hiện thành công quy trình bảo dưỡng xe ô tô để đảm bảo tuổi thọ cho xe và luôn hạnh phúc với chiếc xe của mình
>> Xem thêm:
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Nguyên lý hoạt động và cách vận hành để kéo dài tuổi thọ hệ thống tăng áp Turbo trên xe hơi
Ngày nay, công nghệ tăng áp Turbo (Turbocharger) được rất nhiều hãng xe hơi sử dụng để trang bị trên các dòng xe. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về cơ chế hoạt động chưa? Bài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm trong khi vận hành xe để duy trì tuổi thọ lâu nhất cho hệ thống này.Tại sao cần vệ sinh kim phun nhiên liệu?
Kim phun nhiên liệu là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của động cơ. Do đó cần được chăm sóc và làm sạch bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng sau một thời gian hoạt động khi bị bám bụi, đọng cặn bẩn.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Lưu ý không thể bỏ qua khi tự rửa xe ô tô
Việc rửa xe tại nhà tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên nếu bỏ qua những lưu ý dưới đây thì rất có thể xế yêu của bạn sẽ xuất hiện các vết xước hoặc một số sự cố không đáng có.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Những hiểu lầm giữa bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô?
Bảo hành và bảo dưỡng ô tô là hai trách nhiệm khác nhau của các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô tại thị trường Việt Nam. Và không ít người sử dụng xe vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niêm này.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.Kinh nghiệm học thi bằng lái B2
B2 là hạng bằng đầu tiên mà bạn cần phải có để tiếp tục học thêm các hạng bằng lái khác. Là sự khởi đầu, do vậy mọi thứ sẽ rất mới lạ, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy việc học và thi trở nên khó khăn và nặng nề hơn, nhất là đối với phái nữ. Tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm học thi bằng lái B2 sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn.Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga nhưng động cơ phản ứng chậm kèm theo dấu hiệu hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ bị yếu.Cách kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị cho hành trình dài
Trước mỗi chuyến đi dài thì việc kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ cho chuyến đi là việc làm cần thiết, quan trọng để chắc chắn rằng bạn có thể đến đích cũng như trở về an toàn. Cùng tham khảo những hướng dẫn dưới đây cho hành trình sắp tới của mình nhé!