- Trang chủ
- Hướng dẫn sử dụng & Kinh nghiệm lái xe
- Những điều tuyệt đối tránh khi đi ôtô trời nắng nóng
Những điều tuyệt đối tránh khi đi ôtô trời nắng nóng
Những sơ suất nhỏ hoặc thói quen tưởng chừng như vô hại có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng ô tô dưới thời tiết nắng nóng.
Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao do nắng nóng kéo dài, ôtô phát “bệnh” ở nhiều bộ phận như két nước, ắc-quy, hệ thống làm mát... nhưng đó chưa phải là tất cả.
Biểu đồ chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và trong ô tô (đơn vị F)
Theo nghiên cứu của đại học San Francisco (Mỹ), nếu nhiệt độ ngoài trời là 35 độC thì với thời gian 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ, không mở điều hòa có thể ở mức 51 độC. Nếu thời gian là 30 phút, con số tương ứng là gần 60 độC. Chính nền nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ôtô lẫn người sử dụng. Còn ở 40 độC, nhiệt trong xe có thể lên tới 70 độC do hiệu ứng nhà kính.
Để trẻ em trong xe
Không diễn ra phổ biến nhưng hàng năm vẫn có những cái chết thương tâm của trẻ nhỏ vì sự bất cẩn của các bậc cha, mẹ. Sự chủ quan phát xuất từ ý nghĩ ra ngoài trong thời gian ngắn và tắt máy, nền nhiệt trong xe tăng cao có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong.
Với con số tính toán phía trên, nếu người lớn bỏ quên trẻ nhỏ trong khoảng nửa tiếng, thì hậu quả là rất xấu. Vì thế tuyệt đối không nên để trẻ trong xe dưới thời tiết oi bức mà không mở điều hòa.
Hạ thấp nhiệt độ đột ngột
Nhiều người có thói quen hạ thấp nhiệt độ tức thì bằng điều hòa để làm dịu cơn nóng khi ngồi vào xe. Thân nhiệt con người cần có một khoảng thời gian nhất định để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài và trong. Vì thế, khi thay đổi đột ngột và mức chênh lệch nhiệt độ lớn, cơ thể con người không kịp làm quen dẫn đến sốc nhiệt.
Biểu hiện của tình trạng trên là những cơn đau đầu, buồn nôn, choáng hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng đối với những người có sức khỏe yếu, tiền sử huyết áp cao.
Để lon nước có gas trong ca-bin
Ngoài ra, không nên để các vật dụng như bình nước có ga, bật lửa. Chúng có thể thể phát nổ bất cứ lúc nào nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép. Các máy nghe nhạc MP3, máy ảnh, máy quay phim, laptop… đang là những thiết bị điện tử phổ biến trong đời sống hiện đại và được rất nhiều người sử dụng. Những lúc không dùng đến hoặc không muốn mang theo bên mình vì bất tiện, chủ nhân vẫn thường có thói quen bỏ lại trong xe.
Than chì hoặc chất điện giải trong pin của các thiết bị điện tử có thể bị nóng chảy do nhiệt độ quá cao. Gây rò rỉ và nguy hiểm hơn là bốc hơi và tạo thành khí độc trong xe. Gây hại cho da, mắt và hệ thần kinh con người nếu tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên.
Các vật phẩm từ nhựa, thuốc chữa bệnh
Nhiệt độ cao là nguyên nhân khiến cho các chất hóa học cấu tạo nên vỏ nhựa biến đổi hoặc hòa vào nước uống, gây tổn hại cho sức khỏe khi sử dụng. Thuốc trị bệnh cũng chịu tác động tương tự vì các thành phần bị biến đổi hoặc giảm liều lượng theo chỉ định ban đầu.
Theo vnexpress.net
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Sử dụng phanh như thế nào cho an toàn?
Khi lái xe, việc bạn đạp ga cho xe chạy nhanh là điều khá đơn giản. Nhưng làm sao để khối sắt nặng hàng tấn ấy có thể dừng lại an toàn thì lại không hề dễ.Đánh giá Audi Q8 2025: Thiết kế thể thao, vận hành mạnh mẽ, trang bị hiện đại
Trong năm 2024, Audi Q8 facelift tiếp tục được giới thiệu với những nâng cấp mới, tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn khi theo đuổi phương châm “Vorsprung durch Technik” (Tiên phong trong Công nghệ). Mẫu xe SUV Coupe của Audi vẫn cạnh tranh cùng 2 đối thủ chính là Mercedes GLE Coupe và BMW X6 tại Việt Nam.Một số kinh nghiệm dùng phanh xe ô tô
Không chỉ phanh để dừng mà người lái còn phải học cách phanh kết hợp cả động cơ để vào cua ổn định mà vẫn đảm bảo vận tốc.Xử lý âm thanh lạ từ hệ thống ống xả
Bất cứ lúc nào bạn nhận thấy chiếc xe hơi của mình phát ra âm thanh lạ và khó chịu từ hệ thống ống xả, bạn không được bỏ qua điều này. Hãy "khám bệnh" cho xế yêu của bạn theo các cách dưới đây.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Những kinh nghiệm lái xe an toàn cần ghi nhớ
Tai nạn giao thông có thể xảy ra với bất cứ người nào! Để phòng tránh thì ngoài việc chạy đúng tốc độ, bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe an toàn. Dưới đây là những chia sẻ mà bạn có thể tham khảo.Nguyên nhân khiến gạt nước kém hiệu quả
Chúng ta thường có xu hướng chỉ sử dụng đến cần gạt nước khi mưa nhưng bạn có biết bộ phận này lâu ngày cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và xuống cấp. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi cần gạt bị hỏng dưới đâyKinh nghiệm học thi bằng lái B2
B2 là hạng bằng đầu tiên mà bạn cần phải có để tiếp tục học thêm các hạng bằng lái khác. Là sự khởi đầu, do vậy mọi thứ sẽ rất mới lạ, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy việc học và thi trở nên khó khăn và nặng nề hơn, nhất là đối với phái nữ. Tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm học thi bằng lái B2 sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.