Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
Để phanh cũng như dừng xe ô tô an toàn thì tùy từng tình huống giao thông và trang bị hệ thống phanh trên từng mẫu xe, chúng ta sẽ áp dụng kỹ thuật phanh phù hợp.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng danhgiaXe tìm hiểu những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật và một số lưu ý quan trọng để có thể phanh/dừng xe đúng thời điểm, đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân cũng như hành khách trên xe nhé!
1. Những cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
1.1. Đạp/nhả phanh theo nhịp (nếu xe không được trang bị hệ thống ABS)
Nếu xe các bác không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) thì việc phanh gấp khi xe đang chạy ở tốc độ cao sẽ rất dễ xảy ra tai nạn do hiện tượng bó phanh, trượt bánh, khóa bánh… dẫn đến mất lái. Trong trường hợp này, các bác cần phanh xe đúng cách để tránh bị mất kiểm soát.
Theo đó, muốn phanh gấp đúng cách khi xe đang chạy nhanh mà không bị bó phanh thì các bác hãy đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Khi cần phanh, hãy nắm chắc tay lái giữ thẳng vô lăng và lần lượt nhấp/thả phanh liên tục thay vì nhấn giữ phanh. Kỹ thuật phanh này sẽ giúp giảm ma sát, giảm được áp lực phanh, từ đó giúp xe giảm tốc độ một cách an toàn, đặc biệt là phanh gấp khi đang chạy ở tốc độ cao.
Lưu ý: Ngay cả khi xe được trang bị ABS, các bác cũng nên thực hành thao tác này để đảm bảo độ an toàn, nhất là khi xe chạy cao tốc trên những quãng đường trơn trượt dễ bị mất độ bám.
1.2. Phanh dưới ngưỡng tối đa
Đây là cách phanh xe ô tô mà trong đó, các bác sẽ chủ động động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ sao cho không vượt qua giới hạn làm trượt bánh. Để thực hiện được kỹ thuật này, người lái phải thực hành nhiều trong điều kiện tốc độ cao. Dấu hiệu nhận biết tốt nhất bao nhiêu lực phanh là đủ đó là độ rung của vô-lăng. Khi thực hành nhiều, lái xe sẽ cảm nhận được với độ rung tay lái như thế nào thì xe chuẩn bị trượt bánh.
1.3. Rà phanh
Đây là cách phanh xe ô tô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với các xe đua khi cần qua khúc cua với thời gian tối thiểu. Thay vì phanh để giảm tốc độ xe xuống ngưỡng thích hợp rồi bỏ phanh vào cua, tài xế vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua. Lúc đó xe vẫn giữ được một tốc độ cao mà không bị mất lái.
Với cách phanh này, phanh được giữ ở một ngưỡng liên tục cho tới khi xe an toàn thoát cua, để tập kiểu phanh này, các bác phải cảm nhận một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao.
1.4. Giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp
Đây được coi là kỹ thuật qua khúc cua nhanh nhất có thể mà các tay đua áp dụng
Với cách phanh xe ô tô này, thay vì rà phanh với lực mạnh, các bác có thể kết hợp thao tác đạp phanh và chuyển xe về số thấp. Tuy nhiên, với những người mới, không quen tốc độ cao thì có thể sẽ gặp khó trong việc kết hợp các thao tác cùng lúc.
Để áp dụng cách phanh này, trước tiên các bác hãy nhấc chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh; trong khoảng một vài giây trước khi áp lực phanh có tác dụng cần đạp chân côn; tay phải đẩy cần số về số thấp khi đang giữ tay trái trên vô-lăng và vẫn giữ một áp lực phanh vừa đủ; sau khi về số thành công, nhẹ nhàng trượt mũi phải sang chân ga, chạm nhẹ và nhanh để đồng tốc giữa xe và động cơ, bỏ chân côn, đẩy toàn bộ chân phải sang chân ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.
Xe khi về số thấp sẽ được hãm tốc thêm bởi phanh động cơ, giúp giảm áp lực và hạn chế xảy ra các hiện tượng như khi chúng ta rà phanh dài (phanh bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hay xe bị mất phanh). Đây cũng là kỹ thuật có thể áp dụng và rất hữu ích khi xe bị mất phanh.
2. Một số lưu ý khi phanh xe
2.1. Nhấn phanh một cách chắc chắn và êm ái
Với xe có phanh ABS, các bác sẽ thấy chân phanh rung mạnh. Tuy nhiên không cần phải lo lắng về hiện tượng này vì đây chỉ là phản ứng của hệ thống phanh, báo cho chủ xe biết ABS đang hoạt động. Trên những dòng xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh này, các bác chỉ cần nhấn mạnh và nhanh nhất có thể, sau đó nhả ra hoàn toàn để đảm bảo rằng bánh xe không bị khóa lại.
Lưu ý quan trọng nhất là hãy đạp phanh nhanh và sâu, đồng thời tạo lực ép chân trái lên chỗ để chân để ổn định cơ thể. Khi thấy tốc độ của xe đã giảm dần, chúng ta sẽ từ từ nhả phanh. Trong lúc này vẫn nên giữ chân lên phanh để đạt hiệu quả tối đa.
2.2. Không phanh và chuyển hướng xe đột ngột
Thay vì chuyển hướng đột ngột, hãy chuyển hướng nhẹ nhàng trong lúc phanh để tránh được va chạm. Cũng không nên đánh lái hoặc giật tay lái vì sẽ khiến dễ mất kiểm soát.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về cách phanh xe ô tô đúng kỹ thuật trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để giúp quá trình lái xe thêm an toàn. Đừng quên thường xuyên truy cập danhgiaXe để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Xem thêm:
Cách sử dụng phanh đúng và an toàn trên xe số sàn và số tự động
Khoảng cách phanh và những điều cần biết
Quá trình phát triển và cơ chế hoạt động của hệ thống phanh xe ô tô
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Làm thế nào để tự kiểm tra đèn phanh một mình
Đèn phanh thông báo tín hiệu cho xe đằng sau biết chúng ta đang giảm tốc độ và phòng tránh tai nạn. Những cách dưới đây sẽ giúp các bác tài kiểm tra về tình trạng hoạt động của đèn.Vượt xe đúng cách: kinh nghiệm lái xe an toàn cho người mới lái
Trong những khóa huấn luyện lái xe tại nước ta, hầu như còn khá sơ sài trong việc đào tạo những kỹ năng trong việc lái xe. Đa phần học viên sau khi tốt nghiệp đều đạt yêu cầu "Biết lái một chiếc xe". Vậy các kỹ năng khác thì sao?Những cách bảo quản và chăm sóc xe hơi
Một số mẹo vặt hay kinh nghiệm đơn giản và dễ tiến hành sẽ giúp chiếc xe của bạn được sạch sẽ và bền lâu hơn.Kinh nghiệm đi chơi xa với xe hạng A
Hyundai Grand i10 hay Kia Morning là những chiếc xe bán chạy trong phân khúc A. Cả hai đều sở hữu ưu điểm như kích thước nhỏ gọn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu… Tuy nhiên đi chơi xa với những chiếc xe cỡ nhỏ lại tiềm ẩn nhiều vấn đề.4 kỹ năng lái xe khi gặp đèn giao thông
Mặc dù là những kỹ năng đơn giản nhưng không ít người quên hoặc cố tình quên, từ đó gây những vụ tai nạn nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ một lần nữa giúp bạn "nằm lòng" những kỹ năng này để lái xe an toàn hơn khi gặp các nhịp đèn, tránh được những tai nạn đáng tiếc.Kinh nghiệm bảo dưỡng, chăm sóc lốp xe hơi
Lốp xe là bộ phận dễ bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng. Có là tay lái lụa đi chăng nữa thì đều có thể rơi vào hoàn cảnh chiếc xe yêu quý của mình hết hơi, do cán đinh hoặc đá dăm trên đường một cách bất ngờ.Đánh giá Kia Morning 2024: Đột phá phong cách, bổ sung công nghệ
Giá: 299 triệu - 439 triệuRa mắt lần đầu vào năm 2007, Kia Morning nhanh chóng trở thành cái tên sáng giá nhất trong phân khúc hatchback hạng A tại thị trường Việt Nam. Sau khi được THACO chính thức lắp ráp một năm sau đó, mẫu xe thể thao của Kia đã không ngừng khẳng định vị thế hàng đầu nhờ giá cả phải chăng, thiết kế trẻ trung đi cùng khả năng vận hành linh hoạt.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Nên gọi xe cứu hộ ô tô nào khi gặp sự cố giữa đường?
Xe của bạn bị hỏng giữa đường, hoặc trong trường hợp xấu là xảy ra va chạm hay tai nạn. Một trong những lựa chọn tốt nhất lúc này là gọi cứu hộ ô tô . Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi gọi xe cứu hộ.Bọc vô lăng có cần thiết không? Những lưu ý khi chọn mua bọc vô lăng cho ô tô?
Vô lăng là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm lái và độ an toàn của một chiếc ô tô. Do đó, những phụ kiện như bọc vô lăng luôn được nhiều khách hàng quan tâm sau khi mua xe. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ gửi đến độc giả những lưu ý quan trọng khi chọn mua bọc vô lăng cho ô tô.