Các hệ dẫn động trên xe hơi

Hệ dẫn động là một trong những tiêu chí quan trọng để người mua ô tô lựa chọn chiếc xe phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Mỗi hệ dẫn động đều có những ưu nhược điểm ảnh hưởng đến khả năng vận hành, mức tiêu thụ nhiên liệu và giá thành của xe. Trên ô tô hiện nay thì hệ thống dẫn động cầu trước với ưu điểm gọn nhẹ cho những mẫu xe giá thành rẻ, hệ dẫn động cầu sau cho những mẫu xe thể thao, dẫn động 4 bánh AWD cho những mẫu xe sang trọng đắt tiền và dẫn động 4x4 cho nhu cầu vượt địa hình. Hệ dẫn động 4 bánh thì mỗi hãng xe lại sản sinh những cái trên đặc trưng riêng cho mình như Quattro, xDrive, 4Matic, 4Motion...
Hệ dẫn động cầu trước - FWD (Front Wheel Drive)
Với hầu hết các mẫu xe có động cơ đặt phía trước như ngày nay thì hệ dẫn động cầu trước cũng trở nên phổ biến hơn. Khoảng cách từ động cơ tới bánh chủ động ngắn lại đồng nghĩa với việc động năng tiêu hao sẽ ít hơn. Các chi tiết hệ dẫn động ít và tập trung ở phía trước xe giúp cho không gian sử dụng xe được lớn hơn, tiết kiệm được không gian sử dụng cho xe. Nhờ đó giảm trọng lượng cũng như khả năng tiêu thụ nhiên liệu cho xe, giảm giá thành sản xuất.
Nhược điểm của hệ dẫn động này là do sự phân bổ trọng lượng bị dồn về cầu trước khiến cho vị trí này khá nặng nề, xe tăng tốc chậm hơn so với dẫn động cầu sau, Cảm giác lái kém hơn trong trường hợp vừa thốc ga vừa đánh lái. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước dễ khiến người lái có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc. Bánh trước vừa thực hiện việc dẫn hướng và dẫn động khiến xe khó điều khiển khi ôm cua.
Với những ưu nhược điểm này hễ dẫn động cầu trước được dùng nhiều trên các mẫu xe đô thị có giá thành rẻ
Hệ dẫn động cầu sau - RWD (Rear Wheel Drive)
Xe hộp số sàn và hệ dẫn động cầu sau vẫn là lý tưởng cho những người yêu thích lái xe cũng như môn thể thao Drift. Nhờ việc giải phóng cầu trước khỏi hệ dẫn động giúp tăng diện tích sử dụng khoang động cơ phù hợp cho một động cơ có dung tích lớn hơn. Xe cầu sau cho khả năng tăng tốc nhanh cùng với bánh trước chỉ còn nhận nhiệm vụ dẫn hướng mang lại cảm giác lái tốt hơn. Tỷ lệ cân bằng trọng lượng của xe cũng đạt tối ưu. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau cũng giúp người lái không có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc đột ngột, như ở xe dẫn động cầu trước.
Nhược điểm của xe dẫn động cầu sau là xe dễ bị trượt bánh sau hơn khi rẽ, có thể gây nguy hiểm với những tay lái thiếu kinh nghiệm. May mắn là với sự hỗ trợ của công nghệ tin học hiện đại, nhược điểm này đã được hạn chế. Hệ thống kiểm soát ổn định xe điện tử và hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp xe ít bị trượt bánh hơn.
Hệ dẫn động 4 bánh 4WD (4x4) (Four Wheel Drive)
Hệ dẫn động 4 bánh 4WD được lựa chọn cho những người có nhu cầu offroad hay sử dụng cho những nơi có địa hình hiểm trở. 4WD cho phép người lái chọn lựa giữa 2WD và 4WD tuỳ từng điều kiện cụ thể. Xe thường có 2 chế độ L (low) và H (high). L dùng khi offroad và H dùng trong điều kiện đường xá khắc nghiệt. Ở một số xe, người lái cũng có thể dễ dàng chuyển đổi các chế độ lái phù hợp với nút điều khiển trong khoang lái.
Nhược điểm của hệ dẫn động này là kết cấu phức tạp, giá thành cao, trọng lượng xe nặng và mức tiêu hao nhiên liệu cũng cao hơn
4WD thường sử dụng cho các dòng xe SUV, bán tải
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian - AWD (All Wheel Drive)
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian được thiết kế đáp ứng mục tiêu vận hành an toàn trên mọi bề mặt (onroad, offroad). Ưu điểm lớn nhất của hệ dẫn động 4 bánh AWD là cho độ bám đường cao. Hầu hết các hệ dẫn động 4 bánh hiện đại có thể kiểm soát độ bám đường của cả 4 bánh xe, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ phân bổ động lực tới các bánh xe, lập tức chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn. Việc này giúp xe có khả năng vượt địa hình tốt.
Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý là với điều kiện đường trơn trượt, hệ dẫn động 4 bánh AWD tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ dẫn động cầu sau trong việc kiểm soát độ bám đường.
Cơ chế hoạt động phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất của xe dẫn động hai cầu cao hơn so với dẫn động một cầu. Thêm vào đó xe AWD cũng tiêu tốn nhiên liệu hơn vì năng lượng liên tục được truyền tới cả 4 bánh.
Khác với 4WD chỉ áp dụng cho các mẫu xe gầm cao, AWD được trang bị cho cả xe gầm thấp, xe thể thao và xe gầm cao đi địa hình.
Các hệ dẫn động 4 bánh danh tiếng của các hãng xe hiện nay
Acura - SH AWD
BMW - xDrive
Mercedes - 4Matic
Subaru - AWD
Volkswagen - 4Motion
...
Trên đây là thông tin của các hệ dẫn động trên xe hơi.
Tổng hợp
Bài viết liên quan:
Động cơ Boxer là gì? Nó hoạt động ra sao?
Phân hạng các phân khúc xe ô tô tại Việt Nam
Tìm hiểu về hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo độc lập kiểu MacPherson
Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian đối xứng của Subaru
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Thay dầu hộp số tự động: những điều cần lưu ý
Đa số những xe ô tô đời mới hiện nay đều được trang bị hộp số tự động. Hộp số tự động của xe ô tô có kết cấu khá phức tạp so với hộp số sàn. Khi cần bảo dưỡng, thay dầu cho hộp số tự động, cần các kỹ thuật viên am hiểu về bộ phận này và có chuyên môn cao để tránh những hư hại cho hộp số.Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô
Hệ thống điều hòa có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở những thị trường có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Những hư hỏng xảy ra với hệ thống này dù không gây hại đến quá trình vận hành xe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến độ thoải mái của hành khách.