Các dòng xe gầm cao hạng nhỏ và trung tại thị trường Việt Nam
Vài năm trở lại đây, phân khúc SUV đô thị dần trở thành xu hướng cho các khách hàng mới bởi tính đa dụng đặc trưng. Ở phân khúc này, các yếu tố như thiết kế, không gian và giá bán đều tạo được sự cân bằng nhất định với thu nhập của nhiều khách hàng Việt.
Thông tin bài viết đã cũ, mời các bác tham khảo bài viết mới cập nhật tại link:
Tư vấn mua xe SUV, các dòng xe gầm cao 5 chỗ, 7 chỗ giá xe & ưu nhược điểm
Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giới thiệu đến độc giả các mẫu xe gầm cao cỡ nhỏ và trung nổi bật tại Việt Nam.
1. Ford Ecosport 2021 (603 – 686 triệu đồng)
Thiết kế mạnh mẽ, cứng cáp đặc trưng xe Mỹ là ưu điểm của Ecosport so với các đối thủ trong phân khúc. Tuy nhiên, không gian không quá rộng rãi và sức mạnh động cơ chỉ ở mức tương đối lại là rào cản của mẫu xe này.
Động cơ xăng 1.5L (120 hp – 151 Nm) / 1.0L tăng áp (125 hp – 170 Nm)
Hộp số sàn 5 cấp / tự động 6 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.096 x 1.765 x 1.665 mm
Chiều dài cơ sở: 2.519 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.17 L/100 km (động cơ 1.5L) / 6.39 L/100 km (động cơ tăng áp 1.0L)
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ Ford Ecosport 2021
2. Kia Seltos (599 – 719 triệu đồng)
Thiết kế đẹp mắt với hệ thống đèn full LED độc đáo là điểm nhấn chính trên Kia Seltos mới. Bên cạnh đó, không gian nội thất rộng rãi với danh sách options phong phú trên Seltos cũng được nhiều khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên, hộp số ly hợp kép có nguy cơ bị quá nhiệt trong điều kiện kẹt xe lại là điểm trừ khiến nhiều khách hàng băn khoăn trước khi "xuống tiền".
Động cơ xăng 1.4L tăng áp (138 hp – 242 Nm)
Hộp tự động ly hợp kép 7 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.165 x 1.800 x 1.565 mm
Chiều dài cơ sở: 2.600mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.3L/100 km
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ Kia Seltos 2020
Xem thêm:
Top 3 xe crossover đô thị rẻ nhất hiện nay
3. Hyundai Kona (636 – 750 triệu đồng)
Thiết kế lạ mắt với dải đèn định vị tách rời đi cùng khả năng vận hành mạnh mẽ so với các đối thủ cùng phân khúc giúp Kona ghi điểm trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm về không gian cũng như hiện tượng quá nhiệt hộp số ly hợp kép trên Kona cũng nhận không ít ý kiến trái chiều từ khách hàng.
Động cơ xăng 2.0L (148 hp – 180 Nm) / 1.6L tăng áp (175 hp – 265 Nm)
Hộp số tự động 6 cấp / ly hợp kép 7 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.096 x 1.765 x 1.665 mm
Chiều dài cơ sở: 2.519 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.79 L/100 km (động cơ 2.0L) / 6.93 L/100 km (động cơ tăng áp 1.6L)
Xem thêm: Đánh giá chi tiết Hyundai Kona 2020
4. Honda HR-V (786 – 866 triệu đồng)
Thiết kế đẹp mắt, hiện đại và cảm giác lái tốt đặc trưng của một mẫu xe nhà Honda là điểm cộng chính trên HR-V. Tuy nhiên, giá bán cao vượt tầm phân khúc lại trở thành rào cản chính của mẫu xe này đối với một bộ phận không nhỏ khách hàng Việt.
Động cơ xăng 1.8L (141 hp – 172 Nm)
Hộp tự động vô cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.334 x 1.772 x 1.605 mm
Chiều dài cơ sở: 2.610mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.7L/100 km
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ Honda HR-V 2021
5. MG ZS (569 – 619 triệu đồng)
Giá bán hấp dẫn đi cùng thiết kế đẹp mắt là những ưu điểm chính của MG ZS. Thương hiệu và khả năng vận hành chỉ ở mức đủ dùng lại là những yếu tố khiến nhiều khách hàng còn e dè.
Động cơ xăng 1.5L (112 hp – 150 Nm)
Hộp tự động vô cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.323 x 1.809 x 1.653 mm
Chiều dài cơ sở: 2.585 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.59L/100 km
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe MG ZS 2021
6. Toyota Corolla Cross (720 – 910 triệu đồng)
Thương hiệu mạnh và thiết kế trẻ trung, đẹp mắt là những yếu tố thu hút khách hàng trên mẫu xe được đánh giá là "con lai" giữa phân khúc B và C này. Tuy nhiên, lượng trang bị / giá thành ở mức vừa đủ của Corolla Cross có thể vẫn chưa được một bộ phận khách hàng chấp nhận.
Động cơ xăng 1.8L (137 hp – 172 Nm) / hybrid 1.8L (150 hp – 305 Nm)
Hộp số tự động vô cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.460 x 1.825 x 1.620 mm
Chiều dài cơ sở: 2.640 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 7.63 L/100 km (động cơ 1.8L) / 4.2 L/100 km (động cơ hybrid 1.8L)
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe Toyota Corolla Cross 2020
7. Beijing X7 (528 – 688 triệu đồng)
Thiết kế đẹp mắt, trang bị tiện nghi và an toàn phong phú đi cùng động cơ tăng áp mạnh mẽ là những ưu điểm chính trên X7. Ở chiểu ngược lại, thương hiệu Trung Quốc chính là rào cản lớn nhất trên con đường chinh phục thị trường của mẫu xe này.
Động cơ xăng 1.5L tăng áp (188 hp – 275 Nm)
Hộp tự động ly hợp kép 7 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.710 x 1.892 x 1.715mm
Chiều dài cơ sở: 2.800 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: - L/100 km
8. Mazda CX-3 (629 – 709 triệu đồng)
Thiết kế đẹp mắt đi cùng cảm giác lái tốt là những ưu điểm chính của CX-3. Tuy nhiên, không gian khoang cabin hạn chế lại là điểm yếu lớn trên mẫu xe này.
Động cơ xăng 1.5L (110 hp – 144 Nm)
Hộp tự động 6 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.275 x 1.765 x 1.535 mm
Chiều dài cơ sở: 2.570 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.8 L/100 km
9. Mazda CX-30 (839 – 899 triệu đồng)
Tương tự như CX-3, thiết kế đẹp mắt đi cùng cảm giác lái tốt là những ưu điểm chính của CX-30. Tuy nhiên, không gian khoang cabin vẫn còn hạn chế so với các đối thủ cùng phân khúc vẫn là điểm yếu cần khắc phục trên mẫu xe này.
Động cơ xăng 2.0L (153 hp – 200 Nm)
Hộp tự động 6 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.395 x 1.795 x 1.540 mm
Chiều dài cơ sở: 2.655 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: - L/100 km
10. Mazda CX-5 (839 – 1.059 triệu đồng)
Thiết kế đẹp mắt, trang bị tiện nghi phong phú và khả năng vận hành mạnh mẽ là những điểm nhấn chính trên mẫu SUV hạng C nhà Mazda. Không gian trên CX-5 đã có nhiều sự nâng cấp từ hai mẫu xe đàn em, tuy nhiên vẫn chỉ được nhiều chuyên gia và khách hàng đánh giá ở mức đủ dùng trong phân khúc.
Động cơ xăng 2.0L (154 hp – 200 Nm) / xăng2.5L (188 hp – 252 Nm)
Hộp số tự động 6 cấp
Hệ dẫn động cầu trước / dẫn động hai cầu toàn thời gian
Kích thước tổng thể: 4.550 x 1.840 x 1.680 mm
Chiều dài cơ sở: 2.700 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 7.3 L/100 km (động cơ 2.0L) / 7.8 L/100 km (động cơ 2.5L – cầu trước) / 8.4 L/100 km (động cơ 2.5L – hai cầu)
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe Mazda CX-5 2020
11. Honda CR-V (998 – 1.118 triệu đồng)
Thiết kế mạnh mẽ, cảm giác lái tốt và không gian rộng rãi là những ưu điểm được khách hàng đánh giá cao trên CR-V 2021. Các trang bị an toàn cao cấp trong gói Honda Sensing cũng được nhiều chuyên gia cho điểm tích cực trên mẫu SUV hạng C. Tuy nhiên, độ ù khi vận hành cùng hàng ghế 3 chỉ ở mức "cho có" của CR-V cũng nhận nhiều đánh giá không tích cực từ khách hàng.
Động cơ xăng 1.5L tăng áp (188 hp – 240 Nm)
Hộp tự động vô cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.584 x 1.855 x 1.679 mm
Chiều dài cơ sở: 2.660 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.9 L/100 km
Xem thêm: Đánh giá chi tiết Honda CR-V 2021: Cải thiện công nghệ, nâng cấp an toàn
12. Mitsubishi Outlander (825 – 1.058 triệu đồng)
Thiết kế mạnh mẽ, khỏe khoắn cùng khả năng vận hành và không gian rộng rãi là những điểm nhấn chính trên Outlander 2021. Tuy nhiên, thiết kế nội thất có phần lỗi thời lại là nhược điểm bị nhiều khách hàng phản ánh trên Outlander.
Động cơ xăng 2.0L (143 hp – 196 Nm)
Hộp tự động vô cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.695 x 1.810 x 1.710 mm
Chiều dài cơ sở: 2.670 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 7.25 L/100 km
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe Mitsubishi Outlander 2021
13. Peugeot 3008 (979 – 1.069 triệu đồng)
Thương hiệu Pháp, thiết kế độc đáo từ ngoài vào trong cùng khả năng vận hành mạnh mẽ là những ưu điểm chính của 3008. Tuy nhiên, việc đã ra mắt từ 2017 cũng khiến mẫu xe có phần lỗi thời.
Động cơ xăng 1.6L tăng áp (165 hp – 245 Nm)
Hộp tự động 6 cấp
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.510 x 1.850 x 1.662 mm
Chiều dài cơ sở: 2.730 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 6.84 L/100 km
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe Peugeot 3008 2020
14. Hyundai Tucson (799 – 940 triệu đồng)
Không gian rộng rãi, thiết kế hiện đại, trang bị phong phú và nhiều tùy chọn động cơ là những ưu điểm chính của Hyundai Tucson. Tuy nhiên, nhược điểm về tầm quan sát kém (góc chữ A lớn) lại khiến một bộ phận khách hàng băn khoăn trước khi "xuống tiền".
Động cơ xăng 2.0L (155 hp – 192 Nm) / diesel 2.0L (185 hp – 402 Nm) / xăng tăng áp 1.6L (177 hp – 265 Nm)
Hộp tự động 6 cấp (2.0L xăng) / tự động 8 cấp (2.0L diesel) / ly hợp kép 8 cấp (1.6L tăng áp)
Hệ dẫn động cầu trước
Kích thước tổng thể: 4.480 x 1.850 x 1.660 mm
Chiều dài cơ sở: 2.670 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 7.1 L/100 km (động cơ xăng 2.0L) / 5.2 L/100 km (động cơ diesel 2.0L) / 7.2 L/100 km (động cơ xăng tăng áp 1.6L)
Xem thêm: Đánh giá chi tiết xe Hyundai Tucson 2020
15. Subaru Forester (969 – 1.229 triệu đồng)
Thiết kế mạnh mẽ, nam tính và khả năng vận hành độc đáo của khối động cơ Boxer là những điểm cộng trên Forester. Gói an toàn chủ động Eyesight cũng là điểm nhấn trên mẫu xe này. Tuy nhiên, yếu tố thương hiệu đi cùng giá bán tương đối cao là những rào cản của Subaru so với các đối thủ khác trong phân khúc.
Động cơ xăng 2.0L (156 hp – 196 Nm)
Hộp tự động vô cấp
Hệ dẫn động hai cầu toàn thời gian
Kích thước tổng thể: 4.625 x 1.815 x 1.730 mm
Chiều dài cơ sở: 2.670 mm
Tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 8.51 L/100 km
Xem thêm: Đánh giá sơ bộ xe Subaru Forester 2020
Đăng ký ngay kênh Youtube của danhgiaXe để cập nhật sớm nhất những thông tin thú vị, hữu ích TẠI ĐÂY.
Đọc thêm:
So sánh nhanh Hyundai Kona 2020 với KIA Seltos 2020
So sánh trang bị trên Suzuki Ertiga, Suzuki XL7, Mitsubishi Xpander và Xpander Cross trong tầm giá 600 – 700 triệu đồng
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Hướng dẫn cách tự đo mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe và cách lái xe tiết kiệm nhiên liệu
Việc tự mình kiểm nghiệm mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe không chỉ giúp bạn hiểu rõ chiếc xe mình hơn mà còn nâng cao được kỹ năng lái xe và thay đổi thói quen lái xe tiết kiệm nhiên liệu.Đánh giá Hyundai Elantra 2024: Thay đổi toàn diện, trẻ trung, thể thao và hiện đại hơn
Nhằm khắc phục những hạn chế có trên bản facelift ra mắt hồi năm 2018, Hyundai Elantra thế hệ thứ 7 hoàn toàn mới đã chính thức diện kiến người dùng Việt vào ngày 14/10/2022. Theo đó, hãng xe Hàn đã nắm bắt được xu hướng trẻ hóa của người dùng để khoác lên mẫu C-sedan một diện mạo hiện đại, sang trọng hơn thay cho lối thiết kế cứng rắn, sắc nhọn vốn kén khách trước đây. Không những thế, sức hút của Hyundai Elantra 2024 còn đến từ nhiều cải tiến trong khoang nội thất cùng khả năng vận hành vượt trội nhất phân khúc.Cách sử dụng ắc quy hợp lý và các dấu hiệu bất ổn của bình ắc quy
Ắc quy là một bộ phận rất quan trọng đối với xe ô tô. Nó cung cấp nguồn điện cho tất cả các hoạt động, hệ thống sử dụng điện áp trên xe. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ắc quy của các hãng khác nhau, vậy làm sao để lựa chọn được cho xe một bình ắc quy phù hợp và sử dụng chúng thế nào cho hợp lý, kéo dài tuổi thọ cho ắc quy?Nguyên tắc cần nắm khi lái xe đường trường
Không đơn giản chỉ là kinh nghiệm đúc rút từ các “tài già”, dưới đây là những nguyên tắc mà bạn buộc phải nằm lòng và tuân thủ nếu muốn có một chuyến đi xa an toàn.Đánh giá GAC M8 2025: Làn gió mới trong phân khúc MPV cao cấp tại Việt Nam
Từ tháng 8/2024, Tan Chong Group – nhà phân phối chính thức thương hiệu GAC tại Việt Nam, đã chính thức giới thiệu mẫu SUV GS8 và MPV M8 – hai sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp của GAC. Nhân vật chính trong bài đánh giá này là M8 – mẫu MPV cao cấp của GAC, được định vị gần ngang hàng với mẫu MPV Viloran của thương hiệu Đức Volkswagen.Cách xử lý sự cố xăng, nhớt bị nhiễm nước
Khi ô tô đổ phải xăng nhiễm nước, xe sẽ khó khởi động, không khởi động được hoặc đang chạy bị chết máy. Khi ô tô vào vùng ngập nước và bị nước lọt vào động cơ làm nhớt bị nhiễm nước cũng dẫn đến chết máy, thậm chí phá huỷ động cơ xe bạn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn biết cách xử lý sự cố khi gặp những tình huống không mong muốn này.Đánh giá Audi Q7 2025: Thiết kế trẻ trung hơn, nội thất tiện nghi và vận hành tinh tế
Giá: 4,000 tỷTính đến hiện tại, Audi Q7 đã phát triển qua 2 thế hệ và nhiều lần nâng cấp khác nhau. Lần gần nhất là vào đầu năm 2024 khi Audi nâng cấp thiết kế một số chi tiết, cũng như tăng cường công nghệ cho dòng SUV chiến lược.Bước xuống xe ô tô - Tưởng dễ mà khó
Việc lên xuống xe ô tô tưởng chừng như rất dễ nhưng lại rất nguy hiểm nếu ta không cẩn thận. Mời các bạn xem qua những mẹo nhỏ sau đây để việc bước xuống xe ô tô dễ dàng và an toàn hơn nhé.Cẩn trọng với khóa điều khiển từ xa
Khóa điều khiển đóng,mở cửa từ xa rất tiện dụng cho người sở hữu ô tô, nhưng đôi khi cũng gây ra những sự cố đáng tiếc, đặc biệt là ở những dòng xe phổ thông.Đánh giá Ford Transit 2024: Ngoại hình và tiện nghi mới, vận hành hiệu quả hơn
Giá: 872 triệu - 919 triệuTại Việt Nam, Ford Transit ra mắt lần đầu vào năm 1997, đồng thời đóng vai trò tiên phong khai mở phân khúc xe thương mại hạng nhẹ. Đối thủ của Ford từng là các dòng xe đình đám như Mercedes-Benz Sprinter, Toyota Hiace, Nissan NV350 Urvan, nhưng tất cả lần lượt bị khai tử bởi doanh số vượt trội của Ford Transit. Từ năm 2013, mẫu xe này liên tục dẫn đầu thị trường và chiếm hơn 60% thị phần.