Các lỗi thường gặp trên Honda CR-V
Thời gian vừa qua, người dùng Honda CR-V liên tục gặp những sự cố khác nhau. Tuy nhiên Honda CR-V vẫn đạt doanh số khá cao. Vậy các lỗi thường gặp trên Honda CR-V là gì và có nghiêm trọng?
Lịch sử triệu hồi xe Honda CR-V
Honda CR-V tại Việt Nam dường như miễn nhiễm với hai từ “triệu hồi” dù liên tục bị người dùng phản ánh về chất lượng cũng như các lỗi trong quá trình sử dụng.
Lỗi túi khí Takata
Kể từ khi ra mắt khách hàng tại Việt Nam vào năm 2008, Honda CR-V không gặp bất kỳ trường hợp triệu hồi nào khác ngoài lỗi túi khí Takata. Cụ thể, đợt triệu hồi đầu tiên là 142 xe Honda CR-V được sản xuất từ 4/6/2013 – 21/1/2014, nhằm thay thế bộ thổi túi khí phía trước của người lái.
Đợt triệu hồi thứ hai diễn ra từ 20/11/2015 cũng với lỗi tương tự. Đợt triệu hồi này khá lớn với 3.436 xe Honda CR-V sản xuất trong nước từ 16/10/2008 – 14/11/2010 và một số ít xe Honda CR-V nhập khẩu trong năm 2008.
Ngoài ra Honda CR-V còn thêm 3 lần triệu hồi nữa với lỗi túi khí Takata trước khi triệu hồi 1 chiếc cuối cùng, vì “hi hữu” lắp nhầm trở lại cụm bơm túi khí Takata đáng ra phải bị thu hồi.
Cụm bơm túi khí Takata có áp suất của bộ thổi khí khi bị kích hoạt quá lớn. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, lực thổi từ đó có thể gây vỡ chính bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ khác, và các mảnh vỡ tiềm ẩn nguy cơ gây thương vong cho người lái cũng như hành khách trên xe. Đây cũng là lỗi của bên sản xuất cụm bơm túi khí Takata, và không phải là một lỗi của Honda.
Ngoài ra trên thị trường ô tô thế giới trong năm 2019, Honda CR-V cũng liên tục bị triệu hồi vì các lỗi dưới đây
• Tháng 10/2019, 348.000 xe tại Mỹ triệu hồi do sách hướng dẫn sử dụng bị sai về nội dung
• Tháng 7/2019, gần 13.000 xe tại Indonesia và hơn 7.000 xe tại Malaysia gặp lỗi chốt an toàn cần số
• Tháng 5/2019, 118.598 xe tại Bắc Mỹ và 19.000 xe tại Hàn Quốc và Canada có nguy cơ bung túi khí người lái ngoài ý muốn
Xem thêm:
Đánh giá Honda CR-V 2024: thiết kế khoẻ khoắn và hiện đại, trang bị an toàn nổi bật
Lỗi vặt trên xe Honda CR-V
Ngoài lỗi cụm bơm túi khí, Honda CR-V còn gặp khá nhiều lỗi khi sử dụng thực tế, nhưng không được nhà sản xuất Nhật Bản triệu hồi.
Lỗi khóa cứng chân phanh
Đây là lỗi gần đây nhất của Honda CR-V khiến khá nhiều chủ xe lo sợ. Lỗi khóa cứng chân phanh xảy ra khi người lái sử dụng chế độ cruise control trên cao tốc và đặt nhẹ bàn chân lên bàn đạp phanh.
Lỗi này được cộng đồng những người sử dụng Honda CR-V đánh giá rất nguy hiểm, vì chỉ xảy ra khi đi trên các đoạn đường tốc độ cao và kích hoạt điều khiển hành trình cruise control. Chính vì vậy, người lái sẽ bị bất ngờ khi phanh giảm tốc độ nhưng bàn đạp lại bị khóa cứng và không thể đạp phanh.
Với trường hợp này, Honda Việt Nam lý giải thói quen đặt nhẹ chân của người sử dụng lên bàn đạp phanh, vô tình khiến cảm biến vấn đề bất thường với hệ thống trợ lực phanh hoạt động. Và hệ thống trợ lực phanh sẽ chuyển đổi sang một hệ thống khác để thay thế nhằm đảm bảo an toàn. Trường hợp này sẽ làm khách hàng có cảm giác không thoải mái khi đạp phanh.
Honda Việt Nam kết luận không phải là lỗi chất lượng và khuyến cáo khách hàng không đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh liên tục trong suốt quá trình lái xe. Với những xe đã gặp hiện tượng trên, hãng xe Nhật Bản đã cài đặt lại phần mềm ECU để tránh tái diễn hiện tượng khóa cứng chân phanh trên.
Xem thêm: Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh
Hiện tượng gỉ sét dưới gầm xe
Sau một thời gian ngắn sử dụng, các chi tiết bên dưới gầm xe Honda CR-V bị gỉ sét, dù xe không lội hay ngâm trong nước. Các chi tiết bị gỉ sét nhiều nhất chính là khớp nối thanh giằng phía sau và vòng đệm trục lap dẫn động. Rất nhiều người dùng đã phản ảnh vấn đề này đến nhà sản xuất. Tuy nhiên, Honda Việt Nam cho biết hiện tượng trên hoàn toàn bình thường.
Cụ thể, Honda Việt Nam cho rằng, việc gỉ sét không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống treo. Ngoài ra, khả năng chống gỉ có thể đáp ứng được các điều khiện khắc nghiệt hơn so với thông thường. Mức độ gỉ sét cũng sẽ khác nhau tùy theo độ ẩm, hàm lượng muối trong không khí và môi trường nước.
Giải trình trên của Honda khiến khách hàng sử dụng không đồng tình. Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, việc gỉ sét các chi tiết dưới gầm xe ô tô sau thời gian sử dụng là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên việc gỉ sét dưới gầm xe chỉ sau vài tháng sử dụng là điều đáng xem xét về chất lượng.
Để khẳng định việc triệu hồi về vấn đề trên, Cục đăng kiểm cũng đưa ra khẳng định: “Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận thấy, giải trình của Công ty Honda Việt Nam về vấn đề an toàn là phù hợp. Tuy nhiên, hiện tượng gỉ sét bề mặt kim loại của khớp liên kết tay đòn của hệ thống treo nêu trên có ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ của xe”.
Do đó, việc gỉ sét chỉ ảnh hướng đến yếu tố thẩm mỹ của Honda CR-V. Để khắc phục triệt để hiện tượng gỉ sét trên, người dùng có thể cọ sạch phần gỉ sét và sơn chống gỉ nếu cần thiết. Ngoài ra, người dùng có thể tiếp tục sử dụng vì bộ phận này không tham gia vào hoạt động của hệ thống treo.
Xem thêm: Tư vấn mua xe SUV, các dòng xe gầm cao 5 chỗ, 7 chỗ giá xe & ưu nhược điểm
Honda CR-V bốc cháy
Vào trưa 19/5/2019, một xe Honda CR-V tại Thành phố Nam định đã bốc cháy khi đang đỗ trước nhà. Thời điểm đó, thời tiết nắng nóng lên tới 40 độ C được cho là nguyên nhân gây vụ cháy này.
Theo lời kể của chủ xe, chiếc Honda CR-V sản xuất năm 2019 bỗng nổ lớn không lâu sau khi đỗ xe trước của nhà. Sau đó ngọn lửa bốc lên từ phía lốp trước bên phụ, lan dần lên phần kính lái và toàn bộ đầu xe. Xe tự bốc cháy mà không có bất kỳ sự can thiệp nào.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, thiết kế khoang động cơ của Honda CR-V 1.5L Turbo phía bánh lái bên phụ có các bộ phận như: Bình nước làm mát phụ, ống châm thêm nước rửa kính, cụm bơm dầu ABS, các đường ống điều hòa và cụm đèn. Do đó, vụ nổ có sức công phá lớn có thể không do phía nhà sản xuất.
Sau vụ cháy, xe được đưa về đại lý Honda để kiểm tra, đồng thời có sự vào cuộc của các kỹ thuật viên Honda Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận chính thức nào từ sự vụ trên. Và đây cũng là trường hợp xe Honda CR-V 2019 tự cháy duy nhất đến thời điểm hiện tại.
Nhìn chung, Honda CR-V là một dòng xe có độ hoàn thiện tương đối tốt và ít lỗi vặt sau thời gian sử dụng. Các sự cố trên cũng một phần nào hi hữu hoặc số lượng không nhiều các xe Honda CR-V mắc phải. Ngoài ra, hãng xe Nhật Bản cũng khá tích cực phản hồi đến khách hàng các vấn đề nếu có của Honda CR-V và một phần nào đáp ứng được yêu cầu từ phía người dùng.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô
Hệ thống điều hòa có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở những thị trường có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Những hư hỏng xảy ra với hệ thống này dù không gây hại đến quá trình vận hành xe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến độ thoải mái của hành khách.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.