Các công nghệ điện tử và hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
Các công nghệ điện tử và hỗ trợ lái xe an toàn ngày càng được áp dụng rộng rãi trên các mẫu xe ô tô hiện đại. Đây cũng là một tiêu chuẩn lớn trong việc đưa đến quyết định mua xe của người dùng bên cạnh kiểu dáng, giá tiền, khả năng vận hành...
Khi tìm hiểu một mẫu xe mới bạn sẽ thấy thắc mắc về những tính năng trên xe vì không biết nó có tác dụng gì. Khi hỏi các nhân viên bán hàng thì sự trả lời "mập mờ" khiến bạn không biết mình bỏ ra số tiền lớn để mua tính năng đó làm gì. Với những thông tin dưới đây sẽ hỗ trợ bạn phần nào trong việc hiểu và lựa chọn các tính năng phù hợp cho chiếc xe và nhu cầu sử dụng của bạn
Các công nghệ điện tử và hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe
Nếu chiếc xe có tính năng Hỗ trợ đỗ xe chủ động, bạn có thể không phải lo lắng khi đối diện với một chỗ đỗ hẹp. Để kích hoạt hệ thống, bạn chỉ cần bấm nút điều khiển trung tâm để mở bộ phát sóng siêu âm xác định không gian đỗ xe phù hợp. Sau đó, hệ thống sẽ tính toán góc đánh lái tối ưu và nhanh chóng đưa xe vào chỗ đỗ, hoàn toàn tự động. Việc duy nhất bạn phải làm là vào số, điều khiển chân ga và phanh.
Xe nào có: Các hãng xe hạng sang đã trang bị hệ thống này như Mercedes E-Class, Ranger Rover Evoque...
Hệ thống cho phép bạn cài đặt tốc độ cho xe. Đây là một chức năng khá lí thú dành cho những người luôn canh cánh nỗi lo xe chạy quá tốc độ cho phép, nhất là đối với những ai hay phải đi trên đường quốc lộ…
Xe nào có: Hiện nay hệ thống kiểm soát hành trình đã được trang bị trên rất nhiều mẫu xe mới ra mắt trên thị trường như Kia K3, Toyota RAV4, Mazda CX-5
Hệ thống cảnh báo sai làn đường
Chức năng của hệ thống này đơn giản đúng như tên gọi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây có lẽ là chức năng “thừa” trong tình hình giao thông "rối ren" như hiện nay.
Hỗ trợ khởi động ngang dốc
Hệ thống này sẽ giúp cho xe bạn không bị trượt về sau trong khoảng thời gian 3 giây khi chân bạn chuyển từ bàn đạp phanh sang nhấn ga.
Xe nào có: Hệ thống hỗ trợ ngang dốc, hỗ trợ xuống dốc trước đây chỉ trang bị cho các mẫu xe hạng sang hay xe địa hình nhưng ngày nay đã rộng hơn. Mẫu xe K3 thế hệ mới đã được trang bị công nghệ này
Hỗ trợ xuống dốc
Chức năng này cho phép người lái không cần tác động vào phanh hay hộp số. Máy tính can thiệp vào tốc độ vòng quay động cơ, hộp số… để duy trì tốc độ xuống dốc trong điều kiện an toàn nhất.
Xe nào có: Hệ thông này thường được lắp đặc ở các mẫu xe gầm cao hạng sang.
Hệ dẫn động 4 bánh AWD
AWD tương tự như hệ dẫn động 2 cầu - 4x4 là 4 bánh xe có thể dẫn động được. Điểm khác nhau của hai hệ thống này 4x4 thường dùng cho những mẫu xe offroad chạy trong điều kiện đường khắc nghiệt trong khi AWD dùng cho các xe sedan hạng sang hay gầm cao 5 chỗ chạy phố
4WD cho phép người lái chọn lựa giữa 2WD và 4WD tuỳ từng điều kiện cụ thể. Xe thường có 2 chế độ L (low) và H (high). L dùng khi offroad và H dùng trong điều kiện đường xá khắc nghiệt. Ở một số xe, người lái cũng có thể dễ dàng chuyển đổi các chế độ lái phù hợp với nút điều khiển trong khoang lái và duy trì việc lái xe an toàn.
Xe nào có: Các mẫu xe hạng sang. Với mỗi hãng thì hệ thống này có tên khác nhau như Audi - Quattro, Acura - SH AWD, BMW - xDrive, Mercedes - 4Matic, Subaru - AWD, Volkswagen - 4Motion
Hệ thống dẫn đường GPS
Một ứng dụng hỗ trợ dẫn đường, cảnh báo tai nạn, tắc đường…, nhưng đi kèm với thiết bị này đỏi hỏi một bản đồ số chuẩn, thống nhất - điều mà Việt Nam chưa có.
Hệ thống tương tác giữa người và xe
Hiện tại, Ford phát triển hệ thống này cùng với sự hỗ trợ của Microsoft, thiết bị này ngoài việc kết hợp màn hình LCD, hệ thống kết nối bluetooth hay kết nối bằng giọng nói để thực hiện các yêu cầu của người lái, các thế hệ tiếp theo của hệ thống này còn cho phép tường thuật tình hình giao thông theo yêu cầu cá nhân, chính xác đến từng ngã rẽ và cập nhật thông tin, bao gồm các tin tức về thị trường, xã hội, thể thao và thời tiết, mà không cần phải tích hợp thiết bị định vị trên xe.
Về các thiết bị an toàn, dây đai an toàn là yêu cầu bắt buộc đối với xe du lịch. Tuy nhiên, có một số thiết bị an toàn là yêu cầu bắt buộc ở các thị trường ôtô lớn trên thế giới, nhưng Việt Nam thì chưa, như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) hay túi khí…
Với túi tiền có hạn, hãy tìm cho mình một chiếc xe ít nhất cũng nên có những tính năng an toàn sau:
- Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS): giúp bánh xe không bị bó cứng trong quá trình phanh; vì thế bạn sẽ kiểm soát chiếc xe của mình tốt hơn.
Ngoài ra còn có các công nghệ hỗ trợ phanh khác như: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA, Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB
- Hệ thống cân bằng điện tử (ESP): đây là một hệ thống điện tử thông minh, được kích hoạt khi xe có hiện tượng mất lái. Hệ thống hoạt động bằng cách tính toán lực phanh hợp lý lên các bánh xe và giúp tránh tình trạng xe bị lật hoặc mất kiểm soát.
- Vùng hấp thu xung lực: đây là một đặc điểm về kết cấu khung xe, Khu vực hấp lực sẽ hấp thu toàn bộ chấn động và giảm tối đa tác động của vụ va chạm lên hành khách ngồi trong xe.
- Túi khí: theo đúng tên gọi, đây là các túi chứa không khí được bung ra trong khoảng thời gian vài phần nghìn giây khi xảy ra tai nạn, giúp người ngồi trên xe tránh bị va đập, ví dụ vào bảng điều khiển hay táp-lô. Những mẫu xe cao cấp thường được trang bị thêm túi khí rèm, túi khí bên hông xe và cả túi khí bảo vệ đầu gối người lái...
Trên đây là các công nghệ điện tử và hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô.
Theo Dantri
Bài viết liên quan:
Công nghệ ô tô cảnh báo ngủ gật cho lái xe
Cách sử dụng hệ thống điều khiển hành trình - Cruise Control
Các công nghệ ô tô và lịch sử phát triển của chúng
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.