Tìm hiểu về cửa kính chỉnh điện - khắc phục sự cố kẹt kính
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ công nghệ điện tử đã thúc đẩy các hãng xe phải tìm cách tăng giá trị cho những “đứa con” của mình, do đó việc trang bị các hệ thống điều khiển cơ khí đã dần giảm đi, thay vào đó là hệ thống điều khiển điện.
Khi bạn vừa tậu một chiếc ô tô mới thì mọi hệ thống điều khiển đều hoạt động rất trơn tru, nhưng nếu chiếc xe ấy đã chinh chiến lâu năm dưới điều kiện môi trường nhiều bụi bẩn, nắng mưa thất thường dễ gây ra hư hỏng. Có thể kể đến như việc cửa sổ bị kẹt, hoạt động chập chờn hoặc không thể hoạt động rất thường hay gặp phải. Và ở bài viết này, danhgiaXe sẽ cùng bạn tìm hiểu cách thức hoạt động cửa chỉnh điện và tìm cách khắc phục khi chẳng may gặp sự cố.
Nguyên lí hoạt động cửa sổ điện
Hệ thống cửa kính chỉnh điện hoạt động dựa trên bởi 2 bộ phận chính:
• Bộ phận nâng hạ cửa kính: Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ, đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ. Nhờ vào chuyển động quay của mô tô điều khiển cửa sổ được chuyển thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ
• Mô-tơ điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận chính: mô tơ, bộ truyền bánh răng và cảm biến (chống kẹt). Mô tơ thay đổi chiều quay nhờ công tắc, bộ truyền bánh răng chuyển động quay của mô tơ tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt.
Các lỗi thường gặp ở hệ thống cửa kính chỉnh điện
Về mặt kỹ thuật mà nói thì có thể phân ra làm hai trường hợp hư hỏng chính: hoặc mô tơ hỏng hoặc hệ thống cơ khí nâng/hạ bị hỏng. Trong trường hợp thứ 2, có thể tự sửa hệ thống cơ khí nhưng khả năng lớn là sẽ phải mua và thay toàn bộ hệ cơ khí mới (mô tơ thì không cần thay do vẫn hoạt động tốt).
Có các nguyên nhân chính dẫn đến việc cửa kính bị kẹt như sau:
1. Mô-tơ hỏng: Không có âm thanh phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên xuống kính.
2. Một trong những bánh răng bị mòn thậm chí gãy dưới sức nặng của cửa kính. Hoặc do hoạt động lên xuống thường xuyên cũng đẩy nhanh tình trạng xuống cấp của các bánh răng.
3. Một trong những dây cáp (thay vì dùng bánh răng) bị đứt hoặc bị kẹt trong trục xoắn. Thường trong trường hợp này có 1 tiếng động nhỏ phát ra khi bấm nút lên xuống kính, mô tơ quay nhưng bị kẹt bởi dây cáp khiến cửa kính không lên hay xuống hẳn.
Các bước kiểm tra và sửa chữa khi cửa sổ điện gặp sự cố
Bước 1: Thay cầu chì
Bạn kiểm tra xem cánh cửa nào bị hỏng hệ thống điều chỉnh kính lên xuống, nhấn thử lại một lần nữa. Nếu không hoạt động hãy thay cầu chì (cầu chì các thiết bị điện tử trên ô tô thường được đặt bên trong xe dưới bảng điều khiển của tay lái. Mắt thường có thể nhìn thấy)
Thay cầu chì mới, thử khởi động hệ thống cửa xe, nếu nghe thấy tiếng động cơ hoạt động của hệ thống này thì cầu chì không bị hỏng. Lúc này chia buồn với bạn, việc sửa chữa sẽ khó hơn.
Xem thêm:
Kinh nghiệm tự sửa cầu chì cho xe ô tô
Hệ thống điện ô tô được thiết kế thế nào để chống lại trường hợp đoản mạch gây cháy?
Bước 2: Tháo vỏ bọc của cửa xe
Sẽ có các con ốc đặt ở cạnh cửa xe, bên trong tay mở cửa xe… các bạn có thể quan sát để tìm hoặc xem trong sơ đồ xe. Nếu không có sơ đồ hãy lấy giấy bút ghi lại các điểm ốc có trên tấm bọc này cho nhớ để còn lắp lại như ban đầu.
Bước 3: Kiểm tra dây cáp và kết nối
Nhìn bên trong cánh cửa xe xem các dây cáp có bị kẹt hay không? Vì nếu kẹt sẽ khiến cửa sổ không thể lên xuống được do bị trật khỏi rãnh. Nếu có hãy đưa nó về vị trí ban đầu.
Bước 4: Kiểm tra các dây nối
Xem sơ đồ nối dây trong hướng dẫn sử dụng xe để biết được nguyên lý hoạt động của cửa sổ xe. Sau đó xem hệ thống dây nối, mối nối, công tắc trong cửa xe còn tốt không? Những cái bị đứt, gỉ sét sẽ làm mô tơ hoạt động yếu hoặc không hoạt động bắt buộc phải thay thế.
Bước 5: Kiểm tra miếng đệm cửa xe
Nếu như cửa kính xe không cuộn lên, xuống được hay bị kẹt tại một điểm nào đó thì có thể do bộ phận đệm cửa gây nên. Nếu miếng đệm bị lỏng, hoặc hỏng cần tiến hành dỡ ra thay thế.
Bước 6: Thay thế mô-tơ mới
Sau khi làm hết các bước trên mà cửa kính ô tô vẫn không hoạt động hoặc chập chờn bạn hãy tiến hành thay thế mô tơ mới. Tuy nhiên việc thay mô tơ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sửa chữa của bạn. Vì vậy lời khuyên là bạn nên đem đến một garage ô tô uy tín để được tư vấn khắc phục.
Bước 7: Lắp lại mọi thứ
Lắp đặt mọi thứ trở lại vị trí ban đầu, ngược với các bước tháo ra. Khi lắp vào có thể dùng keo kết dính để giữ lớp cách điện.
Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống điện trên xe ô tô
(Tổng hợp)
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Điều hòa ô tô không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô không mát hoặc làm mát kém. Trong trường hợp này lọc gió, gas, dàn nóng, lạnh, lốc điều hòa... là những bộ phận cần kiểm tra.Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.