Tìm hiểu hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Control trên ô tô
Traction Control System là hệ thống kiểm soát lực kéo được trang bị ngày càng phổ biến để ngăn hiện tượng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột trên xe. Hệ thống này đặc biệt hữu ích không chỉ với những mẫu xe hiệu suất cao mà còn rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện đường có độ bám thấp như đường ướt, cát đất, băng tuyết,…
Xem thêm: hệ thống cảnh báo điểm mù trên ô tô
Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giới thiệu đến độc giả những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về hệ thống kiểm soát lực kéo trên ô tô.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Giới thiệu chung
Sơ lược một chút về lịch sử, hệ thống kiểm soát lực kéo là một phần của bộ công nghệ cân bằng điện tử (Electronic Stability Control/Program – ESC/ESP) ứng dụng trên hệ thống phanh được BMW hợp tác với Bosch phát triển.
Trong hệ thống này, bên cạnh tính năng kiểm soát lực kéo TCS, còn một công nghệ rất quen thuộc khác là chống bó cứng phanh ABS. Tuy nhiên, nếu ABS giữ nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe khi phanh thì TCS hoạt động theo cơ chế ngược lại, giúp kiếm soát độ bám của các bánh xe khi tăng tốc, ngăn tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt.
Từ một công nghệ tân tiến và cao cấp cho những dòng xe hiệu suất cao những năm 80, hệ thống kiếm soát lực kéo (Traction Control System - TCS) đã ngày càng trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại. Ngày nay, ngay cả những mẫu xe phổ thông như Honda City hay Toyota Vios cũng đã được trang bị Traction Control.
Thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc
Về thành phần, hệ thống kiểm soát lực kéo sử dụng chung các cảm biến tốc độ bánh xe của ABS để phát hiện sớm hiện tượng trượt bánh khi xe tăng tốc. Khi nhận thấy một (hoặc nhiều) bánh xe quay nhanh hơn hẳn các bánh còn lại, tín hiệu sẽ được báo về ECU (hệ thống điều khiển điện – có thể hiểu nôm na như bộ não của xe), từ đó ECU sẽ can thiệp và điều khiển phanh bánh xe ấy lại để ngăn hiện tượng trượt.
Ở những mẫu xe với hệ thống điều khiển hiện đại hơn, ECU sẽ trực tiếp giảm moment từ động cơ truyền xuống bánh xe bằng cách tự động tăng giảm ga và/hoặc ngắt phun nhiên liệu, ngắt đánh lửa. Đây cũng là lý do mà khi hệ thống TCS bắt đầu can thiệp, người lái có thể cảm nhận thấy độ giật từ chân ga tương tự như khi ABS tác động lên bàn đạp phanh.
Để hiểu rõ hơn về quá trình làm việc của hệ thống kiểm soát lực kéo, mời các bạn xem clip dưới đây:
Những ứng dụng cụ thể của hệ thống kiếm soát lực kéo trên ô tô
Trên ô tô thương mại: hệ thống kiểm soát lực kéo từ khi ra đời đã trở thành trang bị quen thuộc trên những mẫu xe hiệu suất cao – những mẫu xe vốn đòi hỏi người lái phải cực kỳ nhạy cảm khi điều ga để không gầy trượt bánh khi tăng tốc, đặc biệt là trong những điều kiện đường ướt, băng tuyết,… .
Những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ, TCS đã dần được phổ biến rộng rãi hơn đến nhiều dòng xe ở mức giá dễ tiếp cận hơn nhiều. Từ những dòng xe phổ thông như Honda City, Civic, Toyota Vios,… đến cả những mẫu minivan cho gia đình như Kia Sedona, Chevrolet Orlando,… .
Trên xe đua: TCS được ứng dụng như một công cụ giúp cải thiện hiệu suất cho xe, giúp tăng tối đa khả năng tăng tốc thoát cua của xe mà không gây trượt bánh.
Với những thông tin cơ bản trên, danhgiaXe hy vọng đã mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất về về hệ thống kiểm soát độ bám đường Traction Control System. Qua đó, với những kiến thức có được, bạn sẽ có thêm những tiêu chí đánh giá để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý nhất.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Nguyên lý hoạt động và cách vận hành để kéo dài tuổi thọ hệ thống tăng áp Turbo trên xe hơi
Ngày nay, công nghệ tăng áp Turbo (Turbocharger) được rất nhiều hãng xe hơi sử dụng để trang bị trên các dòng xe. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về cơ chế hoạt động chưa? Bài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm trong khi vận hành xe để duy trì tuổi thọ lâu nhất cho hệ thống này.Tại sao cần vệ sinh kim phun nhiên liệu?
Kim phun nhiên liệu là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của động cơ. Do đó cần được chăm sóc và làm sạch bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng sau một thời gian hoạt động khi bị bám bụi, đọng cặn bẩn.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Lưu ý không thể bỏ qua khi tự rửa xe ô tô
Việc rửa xe tại nhà tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên nếu bỏ qua những lưu ý dưới đây thì rất có thể xế yêu của bạn sẽ xuất hiện các vết xước hoặc một số sự cố không đáng có.Những hiểu lầm giữa bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô?
Bảo hành và bảo dưỡng ô tô là hai trách nhiệm khác nhau của các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô tại thị trường Việt Nam. Và không ít người sử dụng xe vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niêm này.Kinh nghiệm học thi bằng lái B2
B2 là hạng bằng đầu tiên mà bạn cần phải có để tiếp tục học thêm các hạng bằng lái khác. Là sự khởi đầu, do vậy mọi thứ sẽ rất mới lạ, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy việc học và thi trở nên khó khăn và nặng nề hơn, nhất là đối với phái nữ. Tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm học thi bằng lái B2 sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga nhưng động cơ phản ứng chậm kèm theo dấu hiệu hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ bị yếu.