Tìm hiểu động cơ MIVEC của Mitsubishi
Mitsubishi Innovative Valve Timing Electronic Control-System, hay còn được gọi là Hệ thống Điều khiển điện tử van biến thiên - MIVEC, đây là cơ chế điều khiển hệ thống phân phối khí được phát triển bởi Mitsubishi Motors và hiện đang được trang bị trên những thế hệ động cơ tiên tiến của nhà sản xuất Nhật Bản.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Lịch sử hình thành
Trong một khoảng thời gian dài, Mitsubishi đã tập trung nghiên cứu các công nghệ điều khiển hệ thống phân phối khí để cho động cơ đạt được hiệu suất tối đa, tăng công suất và mô-men xoắn mà vẫn tiết kiệm được nhiên liệu và đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải. Động cơ MIVEC lần đầu tiên được đưa ra sử dụng vào năm 1992 trên mẫu Mirage hatchback cùng Lancer, và kể từ đó Mitsubishi Motors đã thêm một số cải tiến để cải thiện hiệu suất tốt hơn.
Đến năm 2005, MIVEC được trang bị cho Outlander. Năm 2007 với sự trình làng của hai mẫu xe Delica D5 và Galant Fortis, Mitsubishi đã ra mắt một cơ chế mới có thể điều khiển liên tục và tối ưu hóa việc điều khiển xupap nạp và xupap xả. Đây cũng là hệ thống VVT đầu tiên được sử dụng trên xe chở hành khách chạy bằng nhiên liệu diesel. Hiện nay, động cơ MIVEC hoàn toàn mới có thể điều khiển cả hai xupap nạp và xupap xả cùng một lúc và trong tất cả mọi thời điểm.
Xem thêm:
Đánh giá Mitsubishi Outlander 2022: thiết kế mạnh mẽ cùng trải nghiệm vận hành nhiều cảm xúc
Nguyên lý hoạt động
Động cơ MIVEC DOHC 16 van (tên mã 4B1)
Động cơ 4B1 được trang bị trên mẫu Outlander tại thị trường Nhật Bản, cũng như mẫu Delica D:5 và Galant Fortis có cơ cấu phân phối khí được áp dụng hệ thống MIVEC. Mỗii xilanh được bố trí 4 xupap được điều khiển liên tục và được tối ưu hóa quá trình nạp xả tùy theo điều kiện vận hành của động cơ. Hệ thống này cung cấp hiệu suất cao hơn và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
Bằng việc điều khiển các xupap nạp xả một cách độc lập và liên tục, hệ thống này cung cấp sự kết hợp của công suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo tiêu chuẩn khí thải bằng cách điều khiển chính xác xupap theo từng vòng tua động cơ và mức tải của động cơ so với hệ thống khác.
Động cơ MIVEC DOHC 12 van (tên mã 3A9, 3B2)
Dòng động cơ này được trang bị trên mẫu xe Mirage, sử dụng hệ thống MIVEC điều khiển xupap nạp biến thiên liên tục và tối ưu thời gian đóng mở xupap nạp tùy theo điều kiện làm việc của động cơ với 3 xupap trên một xylanh. Hệ thống này cung cấp hiệu suất cao nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu lại thấp.
Động cơ ALL-NEW MIVEC SOHC 16 vam (tên mã 4J1)
Động cơ MIVEC hoàn toàn mới có cấu trúc rất đơn giản, dựa trên cơ cấu phân phối khí trục cam đơn SOHC, bổ sung thêm một trục cam dao động, một trục hỗ trợ và một cánh tay đòn điều khiển bởi trục cam. Với hai chế độ hoạt động trục cam riêng biệt: một chế độ ở vòng tua thấp và một chế độ ở vòng tua cao.
Chế độ vòng tua thấp dưới 3.600 vòng/phút
Khi ở chế độ vòng tua thấp, hành trình xupap nạp di chuyển có biên độ thấp, cung cấp hòa khí vào buồng đốt ở mức vừa đủ, giúp cho động cơ xả ít khí thải mà vẫn hoạt động hiệu quả
Chế độ vòng tua cao trên 3.600 vòng/phút
Khi người dùng cần công suất cực đại (tốc độ cao và tải trọng lớn), hệ thống này sẽ tự động tăng thời gian mở và hành trình của xupap nạp lên để lượng khí nạp đi vào buồng đốt là lớn nhất, đảm bảo các yêu cầu về hiệu suất của người lái.
Xem thêm: Vòng tua máy là gì? Bao nhiêu thì phù hợp?
Những ưu điểm của động cơ MIVEC
Giảm thất thoát lượng khí nạp vào động cơ
Với một động cơ xăng thông thường, khối lượng không khí nạp được điều khiển bằng bướm ga, điều này làm tăng lực cản lượng khí nạp khi piston đi xuống. Động cơ MIVEC giúp cho khí nạp được lưu thông dễ dàng bằng cách kiểm soát độ mở của xapap cũng như việc đóng / mở xupap đồng thời và liên tục. Do đó, động cơ MIVEC giúp cải thiện mức tiêu thụ nhiên liệu bằng cách giảm thất thoát lượng khí nạp.
Điều khiển cơ cấu phân phối khí liên tục
Động cơ MIVEC có thể kiểm soát hành trình của xupap, thời gian mở xupap và thời gian mở xupap liên tục trong suốt quá trình động cơ hoạt động. Nhờ đó với cơ cấu khóa cơ khí này, hệ thống điều khiển cơ cấu phân phối khí bằng thủy lực trở nên không cần thiết. Vì vậy động cơ MIVEC chỉ cần hệ thống phân phối khí kiểu SOHC đơn giản với cấu trúc nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ hơn.
Hiện các mẫu xe được Mitsubishi Motor Vietnam trang bị động cơ MIVEC có thể kể đến cặp anh em Mirage và Attrage, mẫu SUV Pajero Sport, Outlander Sport hay người kế nhiệm - Outlander 2017. Ngoài ra, "mới mẻ" hơn cả chính là Mitsubishi Triton 2017 với động cơ diesel MIVEC turbo lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Với bốn xilanh có tổng dung tích 2.442cc sản sinh công suất cực đại 178 mã lực tại 3.500 vòng/phút, mô-men xoắn tối đa 430Nm ở 2.500 vòng/phút. Không chỉ cải tiện đáng kể hiệu xuất so với động cơ diesel tăng táp 2.5L trước đây, thân máy chế tạo từ hợp kim nhôm còn giúp giảm 30kg trọng lượng tổng thể của xe, giúp Triton vận hành linh hoạt và cơ động hơn.
Xem thêm: Đánh giá chi tiết xe Mitsubishi Triton 4x4 AT Mivec Premium
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.