- Trang chủ
- Công nghệ thuật ngữ ô tô
- Sự khác nhau giữa hệ thống chống bó cứng phanh ABS và phân bổ lực phanh EBD
Sự khác nhau giữa hệ thống chống bó cứng phanh ABS và phân bổ lực phanh EBD
Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển, hệ thống phanh ABS và EBD là những tiêu chí bắt buộc phải có trên xe sản xuất mới.
Hệ thống phanh ABS là tiêu chí bắt buộc phải có trên xe sản xuất mới
Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông, trong tổng số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là trục trặc kỹ thuật thì có 65 đến 75% là do hệ thống phanh. Chính vì lý do đó mà các nhà nghiên cứu thiết kế, chế tạo ôtô luôn đặt vấn đề hoàn thiện hệ thống phanh lên vị trí hàng đầu với mục tiêu là tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định chuyển động của xe khi phanh, độ tin cậy cho hệ thống và qua đó tăng tính an toàn cho con người và hàng hóa trên xe.
Từ khi ngành công nghiệp điện tử phát triển, các tiến bộ kỹ thuật của ngành được áp dụng ngay vào cho hệ thống phanh ôtô đó là: hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD).
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Tại sao lại cần thiết phải có hệ thống phanh ABS và EBD ?
Hệ thống phanh ABS giúp tăng hiệu quả hệ phanh
Khi phanh xe
Chúng ta đều biết rằng khi phanh xe trên đường thẳng, tải trọng của xe có xu hướng dồn về phía trước, làm tăng tải cho cầu trước và giảm tải cho cầu sau. Sự tăng tải cho các cầu ở phía trước phụ thuộc vào mức độ phanh gấp xe. Thậm chí trong trường hợp phanh quá gấp có thể dẫn đến các bánh xe bị trượt lết, làm mất khả năng bám của lốp xe với đường gây mất an toàn cho xe.
Cũng tương tự như vậy cho trường hợp phanh khi xe quay vòng hoặc chuyển làn, các bánh xe phía bên ngoài vòng cua có xu hướng tăng tải và giảm tải cho các bánh xe phía bên trong do có lực ly tâm, mức độ tăng giảm phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và mức độ ngoặt của vòng cua.
Tác dụng của hệ thống phanh ABS khi phanh xe
Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, lực phanh sinh ra ở các bánh xe tỷ lệ với tải trọng tác động lên bánh xe đó thì phanh đạt hiệu quả cao nhất – quãng đường phanh ngắn, không gây mất ổn định hướng (xoay xe) khi phanh. Hệ thống phanh ABS và EBD ra đời chính là để hạn chế sự trượt lết và điều chỉnh lực phanh ở từng bánh xe cho phù hợp với tải trọng khi phanh.
Vậy tóm lại, hệ thống ABS là giải pháp an toàn đảm bảo bánh xe không bị trượt lết khi phanh trong hầu hết các điều kiện đường sá khác nhau như đường khô ráo, đường trơn trượt,… Tuy nhiên, ABS có hạn chế là không phát huy hết hiệu quả khi phanh vì lực phanh trên các bánh là như nhau dẫn tới tình trạng bánh thì bị đã bị bó cứng (bánh bị giảm tải), bánh thì chưa đủ lực phanh (bánh bị tăng tải) nên vẫn lăn. Chính vì vậy, EBD sinh ra để khắc phục nhược điểm trên của ABS.
ABS khác EBD như thế nào?
Bộ chống hãm cứng bánh xe ABS (viết tắt từ Anti-lock Brake System) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm hạn chế tối đa sự trượt lết của bánh xe khi phanh trên các đường trơn trượt, khi phanh gấp và khi ở các bánh xe có độ bám khác nhau.
Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ABS có thể mô tả một cách hết sức đơn giản là: khi phanh gấp nếu bánh xe xảy ra hiện tượng trượt lết, ECU của bộ ABS điều khiển để cơ cấu chấp hành giữ nguyên trạng thái một thời gian rất ngắn (giữ áp), sau đó nhả bớt phanh (giảm áp) đến khi bánh xe không còn trượt lết, ECU lại điều khiển để tiếp tục phanh (tăng áp) theo một chu trình định sẵn.
Lịch sử phát triển của hệ thống phanh ABS
Bộ ABS có cấu tạo gồm các cảm biến tốc độ và kiểm soát sự trượt lết (bó cứng) ở bánh xe, công tắc chân phanh, bộ điều khiển trung tâm và cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành có thể điều khiển theo từng cầu riêng biệt; điều khiển theo nhánh gồm bánh trước phía bên trái, bánh sau bên phải và nhánh còn lại gồm bánh trước phía bên phải, bánh sau bên trái hoặc riêng biệt từng bánh xe,…
Bộ phân phối lực phanh EBD (viết tắt từ Electronic Brake-force Distribution) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm phân phối lực phanh của từng bánh xe một cách hợp lý theo tải trọng tác dụng khi phanh. Nguyên lý làm việc của bộ EBD về cơ bản gần giống với ABS. Tuy nhiên, để nhận biết được tải trọng tác dụng lên các bánh xe thay đổi thì trong bộ EBD cần có thêm cảm biến G (G-sensor) lắp ở vị trí gần trọng tâm xe.
Khi phanh, nếu cảm biến nghiêng về bánh xe nào cảm biến G sẽ xuất tín hiệu G+, bánh xe phía đối diện sẽ là G-, tín hiệu này áp dụng cho cầu trước và cầu sau hoặc dãy bánh xe phía bên trái hoặc bên phải. Khi phanh nếu phía nào nhận tín hiệu G+ thì phía đó được điều khiển để tăng áp và ngược lại.
Biết rằng, hệ thống phanh ABS và EBD là hệ thống có tính an toàn rất cao cho người và hàng hóa trên xe nhưng nó không phải là tuyệt đối. Người sử dụng cần hiểu rằng, khi xe có lắp hệ thống này, quãng đường phanh thường lớn hơn so với hệ thống phanh thông thường và nó cần có đủ thời gian để phản ứng với những thay đổi của xe. Vì vậy, người lái xe phải luôn nhớ rằng khi lái xe cần giữa khoảng cách an toàn với xe trước và vào cua ở tốc độ thấp.
Tho GTVT
Bài viết liên quan:
Hệ thống treo khí nén - điện tử EAS
Phân biệt công suất và mô-men xoắn của động cơ đốt trong xe ô tô
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga nhưng động cơ phản ứng chậm kèm theo dấu hiệu hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ bị yếu.Những yếu tố làm nên một người lái xe giỏi
Có thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Tham khảo những trắc nghiệm dưới đây để biết thêm bạn có trở thành tài xế giỏi chưa nhé!Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Cách kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị cho hành trình dài
Trước mỗi chuyến đi dài thì việc kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ cho chuyến đi là việc làm cần thiết, quan trọng để chắc chắn rằng bạn có thể đến đích cũng như trở về an toàn. Cùng tham khảo những hướng dẫn dưới đây cho hành trình sắp tới của mình nhé!Nên gọi xe cứu hộ ô tô nào khi gặp sự cố giữa đường?
Xe của bạn bị hỏng giữa đường, hoặc trong trường hợp xấu là xảy ra va chạm hay tai nạn. Một trong những lựa chọn tốt nhất lúc này là gọi cứu hộ ô tô . Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi gọi xe cứu hộ.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Những điều kiêng kỵ cho tài xế khi lái xe
Đàn ông không nên hút thuốc khi đang lái xe. Còn với phụ nữ, ngắm vuốt và đi giày cao gót là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn. Đây là những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn.Honda Việt Nam triển khai chiến dịch triệu hồi để sửa chữa phụ tùng thước lái cho CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R
Công ty Honda Việt Nam (HVN) thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi từ ngày 6 tháng 11 liên quan đến việc sửa chữa phụ tùng thước lái của các kiểu loại xe: CR-V năm sản xuất 2023-2024, CIVIC năm sản xuất 2021 – 2023, CIVIC Type-R năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và lắp ráp, nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho Sản phẩm. Chiến dịch triệu hồi được thực hiện nhằm khắc phục hiện tượng: tiếng kêu bất thường hoặc rung khi đánh lái.Cách chọn dầu nhớt động cơ đúng chất lượng cho xe hơi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu nhớt động cơ khác nhau. Tùy theo tình trạng động cơ, kiểu động cơ và tuổi thọ động cơ mà người dùng cần có sự lựa chọn loại dầu nhớt đúng cách. Việc chọn dầu nhờn đúng chất chất lượng và phẩm cấp sẽ giúp xe của bạn vận hành hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Dưới đây là những thông số và kiến thức bạn cần chú ý khi lựa chọn dầu nhớt động cơ cho xế yêu của mình.Những lỗi thường gặp trên Toyota Innova
Phân khúc MPV tại Việt Nam suốt nhiều năm liền là sự thống trị của Toyota Innova, với doanh số vượt trội so với phần còn lại. Tuy nhiên, Toyota Innova cũng không hẳn là mẫu xe hoàn hảo.