Ôtô Samsung: tên Hàn, gốc Nhật, phong cách Pháp!
Nấp bóng sau các đồng hương Hyundai hay Kia, Samsung Motors đang nỗ lực chinh phục trái tim người tiêu dùng.
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, Samsung Motors là một thương hiệu ôtô... lạ hoắc, chìm nghỉm dưới những thương hiệu Hàn Quốc khác như Hyundai, Kia, Daewoo. Tuy nhiên, tại xứ sở kim chi, đây là một thương hiệu xe hơi rất thân thuộc với người dân nơi đây và bóng dáng của những chiếc xe mang nhãn hiệu này xuất hiện khá đông đảo trên đường phố. Vậy, so với những đối thủ kì cựu có "số má", hãng xe với cái tên mà khi nghe người ta chủ yếu hình dung ra những chiếc điện thoại, máy tính bảng hay tivi... sẽ làm gì để tồn tại?
Đứa con yểu mệnh của tập đoàn Samsung
Ra đời năm 1938, từ một công ty buôn bán nhỏ, Samsung đã vươn lên trở thành một tập đoàn quốc tế vào đầu thập kỷ 90 với ngành nghề đa dạng hóa, trong đó tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn. Thời điểm này, chủ tịch Lee Kun Hee bắt đầu tính đến việc mở rộng hoạt động sang lĩnh vực ôtô vì ông nhận ra đây là một ngành công nghiệp quan trọng có thể mang về lợi nhuận cao, tận dụng được các thành quả công nghệ cũng như nguồn lực từ chi nhánh Samsung Electrics và Samsung Electronics để phát triển. Bản thân ông cũng là một fan hâm mộ lớn của xe hơi, đặc biệt là các dòng xe sang hiệu suất cao thuộc Mercedes-Benz, BMW, Maybach cho nên mong muốn “lấn sân” ngành công nghiệp ôtô càng trở nên thôi thúc.
Chủ tịch tập đoàn Samsung, Lee Kun Hee.
Ban đầu, chủ tịch Lee Kun Hee dự định sẽ tìm cách nắm quyền kiểm soát hãng xe Kia nhưng sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ khác và những rào cản luật pháp khiến ông phải bỏ ý định (Sau này Kia đã bị công ty đối thủ là Hyundai mua lại, lập nên tập đoàn ôtô Hyundai Kia). Do đó, ông quyết định thành lập một hãng ôtô hoàn toàn mới. Năm 1994, Samsung Motors chính thức ra đời, dựa trên sự hợp tác giữa tập đoàn Samsung và công ty Nissan Motors của Nhật Bản. Ngoài Samsung Motors, Lee Kun Hee cũng thành lập Samsung Commercial Vehicles chuyên sản xuất các loại xe tải - tiền đề của Samsung Heavy Industries về sau này.
Năm 1995, nhà máy của Samsung Motors được khởi công xây dựng tại thành phố Busan, áp dụng những tiêu chuẩn công nghệ danh tiếng của Nissan. Năm 1998, SM5 - sản phẩm đầu tiên của nhà máy, dựa trên mẫu Nissan Cefiro và Nissan Maxima, xuất xưởng trong sự hứng khởi của lãnh đạo Samsung.
Nhà máy Samsung Motors ở thành phố Busan, Hàn Quốc.
Thế nhưng, niềm vui chưa được tày gang thì nỗi lo lắng đã ập đến. Cũng năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á lan rộng tới Hàn Quốc, đẩy các tập đoàn lớn như Samsung vào nguy cơ phá sản. Để đối phó, Samsung buộc lòng phải tìm đối tác mua lại “đứa con” non nớt của mình là Samsung Motors.
Daewoo Motors là vị khách đầu tiên đánh tiếng nhưng khủng hoảng tài chính tác động mạnh mẽ tới mức chính Daewoo ngay sau đó đã bị tập đoàn GM của Mỹ thâu tóm. Hyundai Motors cũng lăm le làm chủ Samsung Motors nhưng bất thành do những xung đột sâu sắc giữa hai tập đoàn Samsung và tập đoàn Hyundai. Vị khách thứ ba là hãng xe Pháp Renault, bắt đầu tiến hành đàm phán với Samsung từ tháng 12/1998. Sau gần 2 năm thương lượng, đến tháng 9/2000, Samsung đã chấp nhận bán 70,1% cổ phần của Samsung Motor với mức giá lỗ 512 triệu đôla Mỹ. 20% cổ phần thuộc về tập đoàn Samsung và 10% còn lại do các ngân hàng cho vay vốn nắm giữ. Dẫu tiếc nuối nhưng thương vụ này đã giúp Samsung Motors trụ vững trong cơn khủng hoảng.
“Xác” Hàn, “hồn” Nhật, phong cách Pháp
Về tay Renault, Samsung Motor được đổi tên thành Renault Samsung Motors. Năm 2005, với việc mua thêm 10% cổ phần của Samsung Motors, hãng xe Pháp Renault càng củng cố thêm vị thế, quyền chi phối gần như hoàn toàn đối với công ty ôtô trẻ tuổi của Hàn Quốc.
Trước đó, năm 1999, Renault và Nissan đã hợp nhất và phát triển một Liên minh nhằm tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh kinh doanh. Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu khiến Renault muốn thâu tóm thêm Samsung Motors để từ đó quy về một mối, giúp Renault tăng tốc ở thị trường quốc tế và nâng tầm thương hiệu.
Một kỹ sư kiểm tra động cơ tại nhà máy Renault Samsung Motor ở Busan, Hàn Quốc. Những chiếc xe
lăn bánh từ đây hầu hết được phát triển dựa trên máy móc của Nissan.
Từ đây, Công ty ôtô Samsung đã vươn lên những bước phát triển mới, từ một công ty xe hơi vô danh thành một công ty xe hơi có tiếng tại nước nhà. Sau thành công của dòng xe SM5, năm 2002, Renault – Samsung Motors tung ra mẫu xe 5 chỗ mới mang tên SM3 dựa trên nguyên mẫu Nissan Bluebird Sylphy thế hệ thứ nhất.
Logo của Renault Samsung Motors có hình mắt bão (dạng hình tròn ở trung tâm bão xoáy) biểu trưng cho sự giao thoa, gặp gỡ giữa khách hàng và hãng xe. Hình tròn xoáy đối xứng này cũng thể hiện sự cân bằng và kiên định.
Năm 2004, mẫu sedan cao cấp SM7 dựa trên nền tảng của Nissan Teana / Maxima ra đời. SM7 được bán ra thị trường Trung Quốc dưới thương hiệu Renault Talisman. Mẫu xe này sử dụng động cơ V6 loại VQ của Nissan phát triển với hai tuỳ chọn dung tích 2.5L hoặc 3.5L.
Tháng 2/2006, chiếc SM3 đầu tiên mới được xuất khẩu dưới nhãn hiệu Nissan. Thế hệ đầu tiên của SM3 được bán ra nhiều dưới thương hiệu Bluebird/Sunny của Nissan. Tại Nga và một số thị trường Đông Âu, chiếc xe này có tên Almera (cũng thuộc Nissan). Kể từ 2009, Samsung bắt đầu chuyển qua sản xuất thế hệ SM3 thứ hai (song song với thế hệ đầu). Đây cũng là phiên bản đã và đang hiện diện tại thị trường Việt Nam và được nâng cấp nhẹ (Facelift) về ngoại hình và tính năng một lần vào 2012.
Năm 2007, mẫu xe thể thao đa dụng QM5 trình làng, là sản phẩm thiết kế bởi Renault, phát triển bởi Nissan và do Renault Samsung Motors sản xuất. Đây được coi là mẫu Renault Koleos “nội” ở thị trường Hàn Quốc. Cũng năm này, SM7 và SM5 ra thế hệ mới.
Các kỹ sư ở nhà máy Renault Samsung Motor kiểm tra lại xe SM7 trước khi xuất xưởng.
Năm 2009, tại triển lãm ôtô Seoul, hãng xe Hàn gây nhiều chú ý với mẫu concept đầu tiên của hãng, eMX và mẫu sedan cỡ nhỏ SM3 hoàn toàn mới đổ bộ thị trường tháng 7/2009.
Năm 2010, chỉ sau vài ngày giới thiệu, dòng sedan cỡ trung SM5 đời mới đã nhận được hơn 40.000 đơn đặt hàng, vượt ngoài mong đợi của hãng và nhanh chóng lọt vào danh sách những mẫu sedan bán chạy nhất Hàn Quốc.
Năm 2011, phiên bản crossover QM5 mới ra mắt, mạnh mẽ và thanh lịch hơn model đời trước. Ngoài ra, sedan cỡ lớn SM7 cũng được “làm mới”. Phiên bản thế hệ thứ hai của SM7 được phát triển dựa trên khung gầm kéo dài của SM5 thế hệ thứ 3 (L43) và là thành quả nghiên cứu trực tiếp của Samsung Renault. Dù vậy, nó vẫn sử dụng động cơ của Nissan phát triển.
SM7 thế hệ mới vẫn sử dụng động cơ Neo VQ V6 do Nissan phát triển.
Cuối năm 2013, mẫu crossover cỡ nhỏ Samsung QM3 - phiên bản thay tên đổi họ của Renault Captur dành cho thị trường Hàn Quốc - chính thức trình làng. Với kiểu dáng trẻ trung, mạnh mẽ, chỉ sau 2 tuần, mẫu xe đã nhận được 5.000 đơn đặt hàng.
Samsung QM3, dòng xe thứ 5 của Renault Samsung Motors
Tính đến nay, Renault Samsung Motors có khoảng 200 đại lý kinh doanh tại Hàn Quốc. Năm 2013, hãng đã tiêu thụ được 131.010 xe tại đây, xếp vị trí thứ 5 về doanh số bán hàng, trong đó lượng xe bán ra trong nước là 60.027 chiếc và lượng xe xuất khẩu là 70.983 chiếc.
Tới thời điểm hiện tại, danh mục sản phẩm của hãng chỉ có 5 xe, một con số vô cùng ít ỏi so với lượng xe phong phú của các đối thủ khác. Tuy nhiên, với tiêu chí “ít mà chất”, không phải Hyundai, Kia, GM Daewoo hay Ssangyong mà chính Renault Samsung Motors mới là hãng xe 13 năm liền dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường Hàn Quốc, qua khảo sát thường niên của Marketing Insight. Các tiêu chí đánh giá của Marketing Insight dựa trên chất lượng đầu vào, độ bền, khả năng tiếp cận thị trường, thiết kế, công tác bán hàng, dịch vụ hậu mãi, nỗ lực cải thiện chất lượng và sự hài lòng của người tiêu dùng. Hiện, nhà máy tại Busan của Samsung Renault Motors (với tổng diện tích 1,65 triệu mét vuông) có khả năng sản xuất khoảng 300.000 xe mỗi năm.
Việc dựa vào các nền tảng của Nissan hay Renault
đã đem lại cho Samsung một "chất" xe khác hẳn Hyundai hay Kia.
Chật vật tìm chỗ đứng tại Việt Nam
Từ năm 2010, những chiếc xe cộp mác Samsung bắt đầu được nhập khẩu nhiều về Việt Nam, thời điểm mà xe Hàn đang là trào lưu được ưa chuộng tại thị trường ôtô nước ta. Tuy nhiên, trong khi các đối thủ đồng hương như Hyundai, Kia đều “ăn nên làm ra” thì Renault Samsung Motors lại hoàn toàn “lẻ bóng” với doanh số tiêu thụ đìu hiu. Nguyên nhân hàng đầu cũng chỉ vì thương hiệu quá đuối. Thậm chí sau vài năm hiện diện ở Việt Nam, đây vẫn còn là một thương hiệu ôtô xa lạ với không ít người. Chính vì thế, chìa khóa để ôtô Samsung thúc đẩy doanh số bán hàng chính là việc quảng bá thương hiệu, đồng thời làm nổi bật được lợi thế cạnh tranh ở các dòng sản phẩm của mình.
Xét về diện mạo, tiện nghi và giá bán, những mẫu xe Samsung cũng không tỏ ra kém cạnh các “gương mặt” ăn khách trên thị trường. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao các nhà kinh doanh vẫn tiếp tục nhập xe Samsung về Việt Nam, bất chấp doanh số tiêu thụ eo sèo. Như Công ty Cổ phần ôtô Hoàng Gia, sau 7 năm kinh doanh các dòng nhập khẩu trực tiếp như Hyundai, Kia, Daewoo, Toyota, Lexus, Honda, Mazda, Nissan, Mercedes-Benz… đến tháng 7/2013 chuyển sang phân phối cả các dòng xe Samsung với việc chính thức trở thành đại lý ủy quyền của Renault Samsung Motors. Đại diện công ty tin tưởng rằng dù đang bán chậm hơn các dòng xe nhập khác nhưng doanh số của các mẫu xe Samsung chắc chắn sẽ được cải thiện khi thương hiệu xe Hàn này được người tiêu dùng Việt biết đến rộng rãi hơn.
Cùng điểm qua một số mẫu xe của Renault Samsung Motor nhập khẩu ở Việt Nam:
Samsung SM3 thế hệ mới: mẫu sedan bốn cửa hạng nhỏ được nghiên cứu phát triển dựa trên thiết kế khung sàn của mẫu Renault Fluence. Sở hữu kiểu dáng bề thế, mạnh mẽ, xe trang bị động cơ xăng 1.6 lít CVTC (Van biến thiên toàn thời gian) cho công suất tối đa 117 mã lực tại vòng tua 6.000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 155 Nm tại vòng tua 4.200 vòng/phút, kết hợp hộp số tự động 6 cấp X-Tronic của Nissan.
Mẫu xe quy tụ hùng hậu các trang bị tiện nghi như hệ thống điều hòa tự động hai vùng độc lập, hàng ghế sau có cửa gió, chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm, đầu CD nối với 6 loa, gương gập điện, cảm biến khoảng cách, đèn pha và gạt mưa tự động… Model SM3 2014 hiện đang được một số đại lý rao bán với giá từ 580-680 triệu đồng tùy từng phiên bản. Các model đời 2009, 2010 có giá trong khoảng 420 – 460 triệu đồng.
Samsung SM5 thế hệ mới: mẫu sedan hạng trung ra đời dựa trên mẫu Renault Laguna nhưng sử dụng toàn bộ khung gầm D-platform, động cơ 4 xylanh 2.0 và hộp số vô cấp X tronic CVT lấy từ nguyên mẫu Nissan Teana. Xe có công suất cực đại 140 mã lực ở vòng tua 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 194 Nm tại vòng tua 4.800 vòng/phút. Khi bán dưới thương hiệu Renault, mẫu xe này mang tên Safrane hoặc Latitude. Vào năm 2012, SM5 được làm mới với nhiều tuỳ chọn khác biệt (SM5 Platinum), tuy nhiên mẫu xe này vẫn chung thuỷ với động cơ và khung gầm của Nissan. Ngoài SM5, Samsung cũng có mẫu SM7 được ra mắt lần đầu năm 2004 dựa trên nền tảng Nissan J31 (chung với Teana). Tuy nhiên mẫu xe này chưa xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Nhắm tới đối thủ Hyundai Sonata, SM5 được trau chuốt nhiều về nội thất với các chi tiết ốp vân gỗ, ngăn lạnh, ghế lái điều chỉnh điện nhớ 3 vị trí có chức năng mát-xa, vô-lăng điều chỉnh điện nhớ 3 vị trí… Model 2014 đang được rao bán với giá khoảng 900 triệu đồng.
Samsung QM5: người anh em sinh đôi với Renault Koleos là đối thủ trực tiếp với Honda CR-V, Toyota RAV4, Hyundai Santa Fe và Kia Sportage ở phân khúc xe thể thao đa dụng cỡ trung. Thế hệ mới nhất của dòng xe này (H45) là thành quả hợp tác phát triển chung với Nissan. Bản thân hãng xe Nhật cũng sử dụng nền tảng chung này cho X-trail thế hệ mới của mình (tên mã P32M).
Mẫu xe mang những đường cong lịch lãm, sang trọng này trang bị động cơ diesel 2.0L hoặc động cơ máy xăng 2.5 lít. Giá bán tham khảo từ 870 – 970 triệu đồng tùy từng phiên bản.
Trích nguồn OF
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, Samsung Motors là một thương hiệu ôtô... lạ hoắc, chìm nghỉm dưới những thương hiệu Hàn Quốc khác như Hyundai, Kia, Daewoo. Tuy nhiên, tại xứ sở kim chi, đây là một thương hiệu xe hơi rất thân thuộc với người dân nơi đây và bóng dáng của những chiếc xe mang nhãn hiệu này xuất hiện khá đông đảo trên đường phố. Vậy, so với những đối thủ kì cựu có "số má", hãng xe với cái tên mà khi nghe người ta chủ yếu hình dung ra những chiếc điện thoại, máy tính bảng hay tivi... sẽ làm gì để tồn tại?
Đứa con yểu mệnh của tập đoàn Samsung
Ra đời năm 1938, từ một công ty buôn bán nhỏ, Samsung đã vươn lên trở thành một tập đoàn quốc tế vào đầu thập kỷ 90 với ngành nghề đa dạng hóa, trong đó tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn. Thời điểm này, chủ tịch Lee Kun Hee bắt đầu tính đến việc mở rộng hoạt động sang lĩnh vực ôtô vì ông nhận ra đây là một ngành công nghiệp quan trọng có thể mang về lợi nhuận cao, tận dụng được các thành quả công nghệ cũng như nguồn lực từ chi nhánh Samsung Electrics và Samsung Electronics để phát triển. Bản thân ông cũng là một fan hâm mộ lớn của xe hơi, đặc biệt là các dòng xe sang hiệu suất cao thuộc Mercedes-Benz, BMW, Maybach cho nên mong muốn “lấn sân” ngành công nghiệp ôtô càng trở nên thôi thúc.

Chủ tịch tập đoàn Samsung, Lee Kun Hee.
Ban đầu, chủ tịch Lee Kun Hee dự định sẽ tìm cách nắm quyền kiểm soát hãng xe Kia nhưng sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ khác và những rào cản luật pháp khiến ông phải bỏ ý định (Sau này Kia đã bị công ty đối thủ là Hyundai mua lại, lập nên tập đoàn ôtô Hyundai Kia). Do đó, ông quyết định thành lập một hãng ôtô hoàn toàn mới. Năm 1994, Samsung Motors chính thức ra đời, dựa trên sự hợp tác giữa tập đoàn Samsung và công ty Nissan Motors của Nhật Bản. Ngoài Samsung Motors, Lee Kun Hee cũng thành lập Samsung Commercial Vehicles chuyên sản xuất các loại xe tải - tiền đề của Samsung Heavy Industries về sau này.
Năm 1995, nhà máy của Samsung Motors được khởi công xây dựng tại thành phố Busan, áp dụng những tiêu chuẩn công nghệ danh tiếng của Nissan. Năm 1998, SM5 - sản phẩm đầu tiên của nhà máy, dựa trên mẫu Nissan Cefiro và Nissan Maxima, xuất xưởng trong sự hứng khởi của lãnh đạo Samsung.

Nhà máy Samsung Motors ở thành phố Busan, Hàn Quốc.
Thế nhưng, niềm vui chưa được tày gang thì nỗi lo lắng đã ập đến. Cũng năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á lan rộng tới Hàn Quốc, đẩy các tập đoàn lớn như Samsung vào nguy cơ phá sản. Để đối phó, Samsung buộc lòng phải tìm đối tác mua lại “đứa con” non nớt của mình là Samsung Motors.
Daewoo Motors là vị khách đầu tiên đánh tiếng nhưng khủng hoảng tài chính tác động mạnh mẽ tới mức chính Daewoo ngay sau đó đã bị tập đoàn GM của Mỹ thâu tóm. Hyundai Motors cũng lăm le làm chủ Samsung Motors nhưng bất thành do những xung đột sâu sắc giữa hai tập đoàn Samsung và tập đoàn Hyundai. Vị khách thứ ba là hãng xe Pháp Renault, bắt đầu tiến hành đàm phán với Samsung từ tháng 12/1998. Sau gần 2 năm thương lượng, đến tháng 9/2000, Samsung đã chấp nhận bán 70,1% cổ phần của Samsung Motor với mức giá lỗ 512 triệu đôla Mỹ. 20% cổ phần thuộc về tập đoàn Samsung và 10% còn lại do các ngân hàng cho vay vốn nắm giữ. Dẫu tiếc nuối nhưng thương vụ này đã giúp Samsung Motors trụ vững trong cơn khủng hoảng.
“Xác” Hàn, “hồn” Nhật, phong cách Pháp
Về tay Renault, Samsung Motor được đổi tên thành Renault Samsung Motors. Năm 2005, với việc mua thêm 10% cổ phần của Samsung Motors, hãng xe Pháp Renault càng củng cố thêm vị thế, quyền chi phối gần như hoàn toàn đối với công ty ôtô trẻ tuổi của Hàn Quốc.
Trước đó, năm 1999, Renault và Nissan đã hợp nhất và phát triển một Liên minh nhằm tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh kinh doanh. Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu khiến Renault muốn thâu tóm thêm Samsung Motors để từ đó quy về một mối, giúp Renault tăng tốc ở thị trường quốc tế và nâng tầm thương hiệu.

Một kỹ sư kiểm tra động cơ tại nhà máy Renault Samsung Motor ở Busan, Hàn Quốc. Những chiếc xe
lăn bánh từ đây hầu hết được phát triển dựa trên máy móc của Nissan.
Từ đây, Công ty ôtô Samsung đã vươn lên những bước phát triển mới, từ một công ty xe hơi vô danh thành một công ty xe hơi có tiếng tại nước nhà. Sau thành công của dòng xe SM5, năm 2002, Renault – Samsung Motors tung ra mẫu xe 5 chỗ mới mang tên SM3 dựa trên nguyên mẫu Nissan Bluebird Sylphy thế hệ thứ nhất.

Logo của Renault Samsung Motors có hình mắt bão (dạng hình tròn ở trung tâm bão xoáy) biểu trưng cho sự giao thoa, gặp gỡ giữa khách hàng và hãng xe. Hình tròn xoáy đối xứng này cũng thể hiện sự cân bằng và kiên định.
Năm 2004, mẫu sedan cao cấp SM7 dựa trên nền tảng của Nissan Teana / Maxima ra đời. SM7 được bán ra thị trường Trung Quốc dưới thương hiệu Renault Talisman. Mẫu xe này sử dụng động cơ V6 loại VQ của Nissan phát triển với hai tuỳ chọn dung tích 2.5L hoặc 3.5L.
Tháng 2/2006, chiếc SM3 đầu tiên mới được xuất khẩu dưới nhãn hiệu Nissan. Thế hệ đầu tiên của SM3 được bán ra nhiều dưới thương hiệu Bluebird/Sunny của Nissan. Tại Nga và một số thị trường Đông Âu, chiếc xe này có tên Almera (cũng thuộc Nissan). Kể từ 2009, Samsung bắt đầu chuyển qua sản xuất thế hệ SM3 thứ hai (song song với thế hệ đầu). Đây cũng là phiên bản đã và đang hiện diện tại thị trường Việt Nam và được nâng cấp nhẹ (Facelift) về ngoại hình và tính năng một lần vào 2012.
Năm 2007, mẫu xe thể thao đa dụng QM5 trình làng, là sản phẩm thiết kế bởi Renault, phát triển bởi Nissan và do Renault Samsung Motors sản xuất. Đây được coi là mẫu Renault Koleos “nội” ở thị trường Hàn Quốc. Cũng năm này, SM7 và SM5 ra thế hệ mới.

Các kỹ sư ở nhà máy Renault Samsung Motor kiểm tra lại xe SM7 trước khi xuất xưởng.
Năm 2009, tại triển lãm ôtô Seoul, hãng xe Hàn gây nhiều chú ý với mẫu concept đầu tiên của hãng, eMX và mẫu sedan cỡ nhỏ SM3 hoàn toàn mới đổ bộ thị trường tháng 7/2009.
Năm 2010, chỉ sau vài ngày giới thiệu, dòng sedan cỡ trung SM5 đời mới đã nhận được hơn 40.000 đơn đặt hàng, vượt ngoài mong đợi của hãng và nhanh chóng lọt vào danh sách những mẫu sedan bán chạy nhất Hàn Quốc.
Năm 2011, phiên bản crossover QM5 mới ra mắt, mạnh mẽ và thanh lịch hơn model đời trước. Ngoài ra, sedan cỡ lớn SM7 cũng được “làm mới”. Phiên bản thế hệ thứ hai của SM7 được phát triển dựa trên khung gầm kéo dài của SM5 thế hệ thứ 3 (L43) và là thành quả nghiên cứu trực tiếp của Samsung Renault. Dù vậy, nó vẫn sử dụng động cơ của Nissan phát triển.

SM7 thế hệ mới vẫn sử dụng động cơ Neo VQ V6 do Nissan phát triển.
Cuối năm 2013, mẫu crossover cỡ nhỏ Samsung QM3 - phiên bản thay tên đổi họ của Renault Captur dành cho thị trường Hàn Quốc - chính thức trình làng. Với kiểu dáng trẻ trung, mạnh mẽ, chỉ sau 2 tuần, mẫu xe đã nhận được 5.000 đơn đặt hàng.

Samsung QM3, dòng xe thứ 5 của Renault Samsung Motors
Tính đến nay, Renault Samsung Motors có khoảng 200 đại lý kinh doanh tại Hàn Quốc. Năm 2013, hãng đã tiêu thụ được 131.010 xe tại đây, xếp vị trí thứ 5 về doanh số bán hàng, trong đó lượng xe bán ra trong nước là 60.027 chiếc và lượng xe xuất khẩu là 70.983 chiếc.
Tới thời điểm hiện tại, danh mục sản phẩm của hãng chỉ có 5 xe, một con số vô cùng ít ỏi so với lượng xe phong phú của các đối thủ khác. Tuy nhiên, với tiêu chí “ít mà chất”, không phải Hyundai, Kia, GM Daewoo hay Ssangyong mà chính Renault Samsung Motors mới là hãng xe 13 năm liền dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường Hàn Quốc, qua khảo sát thường niên của Marketing Insight. Các tiêu chí đánh giá của Marketing Insight dựa trên chất lượng đầu vào, độ bền, khả năng tiếp cận thị trường, thiết kế, công tác bán hàng, dịch vụ hậu mãi, nỗ lực cải thiện chất lượng và sự hài lòng của người tiêu dùng. Hiện, nhà máy tại Busan của Samsung Renault Motors (với tổng diện tích 1,65 triệu mét vuông) có khả năng sản xuất khoảng 300.000 xe mỗi năm.

Việc dựa vào các nền tảng của Nissan hay Renault
đã đem lại cho Samsung một "chất" xe khác hẳn Hyundai hay Kia.
Chật vật tìm chỗ đứng tại Việt Nam
Từ năm 2010, những chiếc xe cộp mác Samsung bắt đầu được nhập khẩu nhiều về Việt Nam, thời điểm mà xe Hàn đang là trào lưu được ưa chuộng tại thị trường ôtô nước ta. Tuy nhiên, trong khi các đối thủ đồng hương như Hyundai, Kia đều “ăn nên làm ra” thì Renault Samsung Motors lại hoàn toàn “lẻ bóng” với doanh số tiêu thụ đìu hiu. Nguyên nhân hàng đầu cũng chỉ vì thương hiệu quá đuối. Thậm chí sau vài năm hiện diện ở Việt Nam, đây vẫn còn là một thương hiệu ôtô xa lạ với không ít người. Chính vì thế, chìa khóa để ôtô Samsung thúc đẩy doanh số bán hàng chính là việc quảng bá thương hiệu, đồng thời làm nổi bật được lợi thế cạnh tranh ở các dòng sản phẩm của mình.
Xét về diện mạo, tiện nghi và giá bán, những mẫu xe Samsung cũng không tỏ ra kém cạnh các “gương mặt” ăn khách trên thị trường. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao các nhà kinh doanh vẫn tiếp tục nhập xe Samsung về Việt Nam, bất chấp doanh số tiêu thụ eo sèo. Như Công ty Cổ phần ôtô Hoàng Gia, sau 7 năm kinh doanh các dòng nhập khẩu trực tiếp như Hyundai, Kia, Daewoo, Toyota, Lexus, Honda, Mazda, Nissan, Mercedes-Benz… đến tháng 7/2013 chuyển sang phân phối cả các dòng xe Samsung với việc chính thức trở thành đại lý ủy quyền của Renault Samsung Motors. Đại diện công ty tin tưởng rằng dù đang bán chậm hơn các dòng xe nhập khác nhưng doanh số của các mẫu xe Samsung chắc chắn sẽ được cải thiện khi thương hiệu xe Hàn này được người tiêu dùng Việt biết đến rộng rãi hơn.
Cùng điểm qua một số mẫu xe của Renault Samsung Motor nhập khẩu ở Việt Nam:
Samsung SM3 thế hệ mới: mẫu sedan bốn cửa hạng nhỏ được nghiên cứu phát triển dựa trên thiết kế khung sàn của mẫu Renault Fluence. Sở hữu kiểu dáng bề thế, mạnh mẽ, xe trang bị động cơ xăng 1.6 lít CVTC (Van biến thiên toàn thời gian) cho công suất tối đa 117 mã lực tại vòng tua 6.000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 155 Nm tại vòng tua 4.200 vòng/phút, kết hợp hộp số tự động 6 cấp X-Tronic của Nissan.

Samsung SM5 thế hệ mới: mẫu sedan hạng trung ra đời dựa trên mẫu Renault Laguna nhưng sử dụng toàn bộ khung gầm D-platform, động cơ 4 xylanh 2.0 và hộp số vô cấp X tronic CVT lấy từ nguyên mẫu Nissan Teana. Xe có công suất cực đại 140 mã lực ở vòng tua 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 194 Nm tại vòng tua 4.800 vòng/phút. Khi bán dưới thương hiệu Renault, mẫu xe này mang tên Safrane hoặc Latitude. Vào năm 2012, SM5 được làm mới với nhiều tuỳ chọn khác biệt (SM5 Platinum), tuy nhiên mẫu xe này vẫn chung thuỷ với động cơ và khung gầm của Nissan. Ngoài SM5, Samsung cũng có mẫu SM7 được ra mắt lần đầu năm 2004 dựa trên nền tảng Nissan J31 (chung với Teana). Tuy nhiên mẫu xe này chưa xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

Samsung QM5: người anh em sinh đôi với Renault Koleos là đối thủ trực tiếp với Honda CR-V, Toyota RAV4, Hyundai Santa Fe và Kia Sportage ở phân khúc xe thể thao đa dụng cỡ trung. Thế hệ mới nhất của dòng xe này (H45) là thành quả hợp tác phát triển chung với Nissan. Bản thân hãng xe Nhật cũng sử dụng nền tảng chung này cho X-trail thế hệ mới của mình (tên mã P32M).
Mẫu xe mang những đường cong lịch lãm, sang trọng này trang bị động cơ diesel 2.0L hoặc động cơ máy xăng 2.5 lít. Giá bán tham khảo từ 870 – 970 triệu đồng tùy từng phiên bản.

Bạn cảm thấy bài viết hữu ích?
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Các bước điều chỉnh tư thế lái tối ưu cho từng dáng người khác nhau
Một vị trí ngồi phù hợp với thể trạng khi điều khiển ô tô không chỉ mang đến sự thoải mái mà còn giúp bạn phản ứng tốt hơn khi lái xe, tăng độ an toàn và giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn.Cách khắc phục tạm thời sự cố rò rỉ ống dẫn nước làm mát
Hãy tưởng tượng hệ thống giải nhiệt của động cơ có vấn đề và ống dẫn nước giải nhiệt bị rò rỉ. Điều này có thể gây hư hỏng nghiêm trọng khi bạn di chuyển một quãng đường dài. Chiếc xe có thể cạn nước làm mát và gây hư hỏng nặng cho phần động cơ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách khắc phục tạm thời sự cố này.Chăm sóc ô tô bằng những vật dụng đơn giản trong gia đình
Bảo dưỡng và chăm sóc ô tô thường xuyên rất quan trọng song đồng thời cũng khá tốn kém. Nhưng ngay trong nhà bạn cũng có nhiều vật dụng có thể được dùng để sử dụng và chăm sóc xe hiệu quả và đơn giản hơn. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số mẹo vặt hay để chăm sóc ô tô bằng những vật dụng ít ai ngờ đến.Khoảng cách phanh và những điều cần biết
Có bao giờ bạn tự hỏi khoảng cách phanh khi ở vận tốc 50 km/h, 80 km/h hay 120 km/h là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết lý do vì sao phải duy trì một khoảng cách an toàn với chiếc xe đi trước.Những sơ suất có thể làm hỏng động cơ và dàn gầm
Có những sơ suất nhỏ của người lái trong quá trình sử dụng xe ôtô có thể khiến họ mất hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu.Tự tạo sổ tay bảo trì hàng tháng cho xế yêu
Duy trì việc bảo dưỡng cho chiếc xe có thể ngăn ngừa những hư hại và sửa chữa tốn kém thế nhưng việc làm này đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn. Việc tạo một danh sách kiểm tra bảo dưỡng cho chiếc xe có thể giúp bạn dễ dàng kiểm tra các chất lỏng cũng như các hệ thống trên xe. Danh sách kiểm tra cần dễ dàng sử dụng và lưu giữ. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn cách tạo một sổ tay kiểm tra bảo trì hàng tháng cho chiếc xe của bạn.Những thói quen... phá xe nhanh nhất
Đôi khi chúng ta hành động vô thức theo thói quen phi khoa học mà không hề biết mình đang tự hủy hoại ...Honda Việt Nam chào mừng xuất xưởng chiếc xe gắn máy điện ICON e: đầu tiên
Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 03 năm 2025 – Công ty Honda Việt Nam (HVN) chính thức ghi dấu cột mốc quan trọng trong hành trình điện khí hóa với sự kiện xuất xưởng mẫu xe gắn máy điện sản xuất trong nước đầu tiên mang tên ICON e:. Đây không chỉ là bước khởi đầu cho một kỷ nguyên di chuyển mới mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Honda trong việc mang đến các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, hướng đến một tương lai xanh và bền vững cho người dân Việt Nam.Nguyên tắc tối thiểu cần biết khi lái xe trên cao tốc
Tham gia giao thông trên đường cao tốc khác hẳn so với đường nội thành, quốc lộ. Vì vậy, người lái xe cần chuẩn bị những kỹ năng cơ bản để có thể lái xe an toàn trên đường cao tốc.Hướng dẫn làm sạch vô-lăng
Vô-lăng xe bị bám bụi, dầu mỡ hoặc một số vết bẩn khác… sẽ khiến bộ phận này trở nên trơn ...