- Trang chủ
- Hướng dẫn sử dụng & Kinh nghiệm lái xe
- Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km cho xe ô tô
Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km cho xe ô tô
Bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và các vật tư theo định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, và giúp chúng ta luôn an tâm mỗi khi sử dụng. Bài viết sau sẽ liệt kê danh mục một số những hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ theo số km đi được của ô tô. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng mỗi nhà sản xuất lại có những yêu cầu cụ thể riêng. Vì vậy đừng quên tham khảo thêm thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Sau 5000 km:
Thường chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 5000 km. Công việc bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa. Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. Nhưng sau 5000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại. Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000 km.
Thay dầu động cơ là công việc bảo dưỡng xe đơn giản, bạn có thể tự mình thực hiện nếu xe hết hạn bảo hành hoặc không thể sắp xếp tới gara bảo dưỡng. Những hướng dẫn trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn: Hướng dẫn tự thay nhớt động cơ cho xe ô tô
Ngoài ra nếu cẩn thận hơn, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, ... và châm thêm nếu thiếu hụt.
Thay dầu động cơ và vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa định kỳ sau 5000 kmSau 15.000 km:
Trong lần thay dầu thứ 2 này bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km.
Thay lọc dầu động cơ định kỳ sau mỗi 10.000 kmSau 30.000 km:
Sau mỗi 30.000 km, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn. Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nên thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sau mỗi 30.000 kmNếu vì một lý do nào đó chưa tiện tới gara bảo dưỡng, bạn cũng có thể tự vệ sinh lọc gió theo hướng dẫn trong bài viết sau đây: Vệ sinh ngay chi tiết này để động cơ hoạt động tốt hơn !
Sau 40.000 km:
Công việc bạn cần làm cho chiếc xe của mình sau mỗi 40.000 km bao gồm: Thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu li hợp.
Việc thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ cũng quan trọng như thay dầu máy. Điều này giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo cho hệ thống truyền động của xe luôn làm việc tốt.
Thay dầu hộp số và dầu visai đúng định kỳ giúp hệ thống hoạt động trơn tru, êm áiSau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các cặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Nên thay thế lọc nhiên liệu định kỳ sau mỗi 40.000 km.
Đọc bài viết Khi nào nên thay dầu hộp số cho ô tô để nắm rõ hơn về các mốc nên tiến hành thay dầu cho bộ phận này.
Nên thay lọc nhiên liệu sau mỗi 40.000 km giúp hệ thống nhiên liệu hoạt động tốtSau một thời gian dài sử dụng, dầu phanh và dầu ly hợp có thể lẫn hơi ẩm làm giảm khả năng ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh. Bạn cần thay thế dầu phanh và dầu thủy lực định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất.
Thay thế dầu phanh định kỳ sau 40.000 km
Bạn nên thay dầu trợ lực mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo chất lượng bôi trơn của dầu, giúp hệ thống trợ lực tay lái hoạt động êm ái, đánh lái nhẹ nhàng, êm dịu.
Thay dầu trợ lực tay lái định kỳ giúp hệ thống trợ lực làm việc nhẹ nhàng êm ái
Dây cua roa truyền động sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai, nứt làm giảm khả năng ma sát, bị trượt trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế dây cua roa định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống truyền động luôn làm việc ổn định và hiệu quả cao.
Dây cua roa cũng cần thay thế định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo hiệu suất truyền động
Sau 100.000 km:
Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc. Đây cũng là lúc bạn xem xét thay các bộ phận như bugi, má phanh...nếu cần thiết.
Nên thay nước làm mát sau mỗi 160.000 km giúp hệ thống làm mát làm việc tốt, động cơ làm việc không bị quá nhiệt
Kiểm tra thường xuyên:
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ, còn có những những bộ phận, hệ thống trên xe mà bạn cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất. Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy,...
Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh.
Kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên
Kiểm tra hệ thống lái: kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.
Kiểm tra dầu trợ lực và độ nhạy, độ êm dịu của tay lái thường xuyênKiểm tra hệ thống treo: kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, ….được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng
Kiểm tra phuộc, lò xo, cao su của hệ thống treo
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn đều hoạt động bình thường hay không.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống chiếu sáng của ô tô
Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào và khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết. Nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng, chứng tỏ hệ thống đó trên xe của bạn gặp trục trặc.
Kiểm tra các đèn cảnh báo trên táp lô để nhận biết tình trạng các hệ thống trên ô tô
Bạn cần kiểm tra độ mòn lốp xe bằng cách nhìn dấu báo mòn trên lốp, áp suất lốp, độ mòn đều của lốp,...Nên kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn định kỳ mỗi tháng một lần.
Thường xuyên kiểm tra độ mòn và áp suất lốpBình ắc quy: Bạn cần kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được xiết chặt. Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo mức dung dịch đúng tiêu chuẩn.
Thường xuyên vệ sinh cọc bình ắc quy, đảm bảo các cọc bình luôn được xiết chặtNgoài ra bạn cẩn kiểm tra thường xuyên nước làm mát, nước rửa kính và châm thêm nếu thiếu.
Thường xuyên Kiểm tra và châm thêm nước làm mát, nước rửa kínhBài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Cẩn trọng với khóa điều khiển từ xa
Khóa điều khiển đóng,mở cửa từ xa rất tiện dụng cho người sở hữu ô tô, nhưng đôi khi cũng gây ra những sự cố đáng tiếc, đặc biệt là ở những dòng xe phổ thông.Chọn giày phù hợp để lái xe an toàn
Thông thường khi “tậu” cho mình một đôi giày, tiêu chí đầu tiên của bạn sẽ là có ăn rơ với trang phục đi cùng hay không? Đặc biệt là với phái nữ. Tuy nhiên nếu thường xuyên lái xe đi làm thì bạn cũng nên cân nhắc đến sự phù hợp với… bàn đạp xe. Tuy nhỏ, nhưng đó là một yếu tố liên quan đến kỹ thuật và sự an toàn của bạn khi lái xe.Những vấn đề thường gặp khi lên đời mâm và lốp xe
Lốp xe là một bộ phận quan trọng của chiếc xe, nhưng phần đông chúng ta lại không quan tâm mấy đến chúng. Thật sự nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành cũng như sự an toàn của xe.Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước là một trong những kiến thức cơ bản khi lái xe. Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế, không ít “tài mới” tỏ ra lúng túng và vô tình khiến việc điều khiển xe, đặc biệt là trên cao tốc, gặp nhiều khó khăn.Hướng dẫn thay bánh dự phòng xe ô tô
Thay bánh dự phòng cho xe là một điều cực kì cơ bản mà bất kỳ ai sử dụng hay xe ô tô đều cần biết. Vì khi lốp xe hư hỏng giữa đường mà không thể tiếp tục di chuyển đến được điểm vá thì sẽ rất phiền phức. Bài này DanhgiaXe sẽ hướng dẫn bạn cách thay lốp dự phòng để hành trình di chuyển không gián đoạn và an toàn.Đánh giá Ford Transit 2024: Ngoại hình và tiện nghi mới, vận hành hiệu quả hơn
Giá: 872 triệu - 919 triệuTại Việt Nam, Ford Transit ra mắt lần đầu vào năm 1997, đồng thời đóng vai trò tiên phong khai mở phân khúc xe thương mại hạng nhẹ. Đối thủ của Ford từng là các dòng xe đình đám như Mercedes-Benz Sprinter, Toyota Hiace, Nissan NV350 Urvan, nhưng tất cả lần lượt bị khai tử bởi doanh số vượt trội của Ford Transit. Từ năm 2013, mẫu xe này liên tục dẫn đầu thị trường và chiếm hơn 60% thị phần.Trải nghiệm lái mượt mà và ổn định trên GAC All-New GS8
GAC All-New GS8 mang đến cảm giác lái mượt mà, ổn định với động cơ tăng áp mạnh mẽ, hộp số Aisin 8 cấp và gói công nghệ hỗ trợ lái nâng cao ADAS tiên tiến, phù hợp cho cả đường phố lẫn cao tốc, đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển.Vì sao nhiều khách hàng sẵn sàng chờ mua Innova Cross?
Động cơ hybrid tiết kiệm, thiết kế đẹp mắt, nhiều trang bị tiện nghi và an toàn giúp Toyota Innova Cross tỏ ra vượt trội trong phân khúc MPV cỡ trung tại Việt Nam.Kinh nghiệm lái xe - Cách thoát khỏi xe bị chìm xuống nước
Xe bị chìm xuống nước hay bị nước cuốn trôi thường xảy ra với những tay lái non kinh nghiệm hay liều lĩnh với tính mạng. Nơi xảy ra tai nạn thường là những con đường dọc sông suối, ao hồ với các khúc cua gấp hay các vùng ngập nước, lũ lụt ít người qua lại... Để tránh những tai nạn đáng tiếc này vẫn phụ thuộc vào sự cẩn trọng của lái xe. Giảm tốc độ ở các khúc cua gấp để dễ dàng xử lý tình huống hay khi đi qua vùng ngập cần xem xét tình hình, điều kiện thời tiết và độ cao mực nước để vượt qua. ...Những lưu ý khi phải kéo xe do gặp sự cố
Xe bị chết máy, bị tai nạn và cần phải nhờ đến xe cứu hộ giao thông là điều không ai muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để giúp việc "tưởng khó hoá ra khá dễ" trong những chuyến du lịch đầu năm.