Những điều cần làm với xe cũ mới mua

Sau khi mua xe mới, nhiều người cảm thấy khó chịu vì mùi nội thất. Xe cũ không có mùi của nhựa mới nhưng cũng cần được chăm sóc ngay khi về nhà.
Bạn thường không nắm rõ lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa của chiếc xe cũ mới mua. Lớp sơn bên ngoài có thể vẫn bóng như mới nhưng dầu bôi trơn và hệ thống lọc đã gần "hết đát" mà bạn không biết.
Do đó, bạn cần áp dụng 8 bước chăm sóc xe cũ mới mua dưới đây để đảm bảo tuổi thọ cũng như hoạt động của chiếc "xế cưng".
Thay dầu động cơ
Sau khi đưa xe về nhà, bạn nên kiểm tra chất lượng dầu động cơ bằng que thăm dò. Nếu dầu trên que thăm dò vẫn có màu vàng, bạn không cần phải thay nữa. Trong trường hợp dầu đã bị đổi màu, bạn nên nghĩ ngay đến chuyện ghé thăm cửa hàng sửa chữa ôtô gần nhà.
Thay dầu là việc rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ động cơ xe vốn khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay luôn bộ lọc dầu động cơ.
Mọi người thường được khuyên là thay dầu động cơ sau 5.000 km. Tuy nhiên, dầu động cơ hiện nay có tuổi thọ cao hơn đáng kể. Bạn có thể chuyển sang sử dụng dầu tổng hợp để kéo dài tuổi thọ máy, khởi động xe dễ hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp và cắt giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Đổ đầy két làm mát
Nhiệt độ chính là một trong những kẻ thù "không đội trời chung" của động cơ xe. Động cơ quá nóng là vấn đề rất nghiêm trọng vì sẽ làm hỏng vòng đệm cũng như các bộ phận khác đến mức không thể sửa chữa.
Do đó, nước làm mát đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ động cơ. Các hệ thống làm mát động cơ hiện nay thường kết hợp nhiều kim loại không đồng nhất. Điều đó khiến nước làm mát dần biến thành chất điện giải và ăn mòn các bộ phận đắt tiền trong động cơ.
Sau khi mua xe cũ, bạn nên đến cửa hàng để súc rửa két làm mát động cơ. Nhanh chóng thay những đường ống mà bạn nghi là hỏng trong quá trình súc rửa két làm mát. Tiếp đó là thay nước làm mát theo tần suất 3 năm/lần.
Thay dầu phanh
Dầu phanh thông thường có gốc glycol và bản chất hút ẩm. Bạn nên loại bỏ nước lẫn trong dầu phanh càng sớm càng tốt. Khi dầu phanh bị lẫn nước, khả năng chịu nhiệt và ăn mòn sẽ giảm xuống. Hậu quả là nhiệt độ đun sôi của dầu phanh cũng giảm khiến kẹp phanh bị nóng và ảnh hưởng đến hiệu suất phanh cũng như an toàn của chính bạn.
Dầu phanh bị lẫn nước là hiện tượng không thể tránh, ngay cả khi bạn chỉ để xe trong garage. Hơi ẩm thẩm thấu vào hệ thống phanh thông qua vòng đệm và kẽ siêu nhỏ trên đường ống.
Ngoài ra, hơi ẩm còn "lẻn" vào hệ thống phanh mỗi khi bình chứa dầu được mở ra. Vì thế, đừng mở bình chứa dầu phanh nếu không cần thiết.
Chiếc xe cũ mà bạn mới mua có thể đang dùng dầu phanh cũ. Vì thế, hãy thay dầu phanh tại garage gần nhà ngay sau khi mua xe. Các chuyên gia khuyên chủ xe nên thay dầu phanh định kỳ 3 năm/lần để giảm thiểu tình trạng hơi ẩm bị đun sôi và ăn mòn.
Nhanh chóng thay ắc-quy
Chẳng có gì lạ khi khẳng định ắc-quy ôtô hiện nay không khỏe bằng trước đây. Các hãng xe hơi thường trang bị loại ắc-quy ít chì hơn cho dòng sản phẩm đời mới để cắt giảm chi phí. Ngoài ra, ắc-quy trên xe ngày nay còn nhỏ hơn để giảm trọng lượng. Do đó, ắc-quy thường "chết" trước thời hạn bảo hành 3 năm.
Khi mua xe cũ, bạn nên ghi lại ngày sản xuất của ắc-quy. Sau khi ắc-quy bước sang năm thứ 4 kể từ ngày sản xuất, bạn phải thay mới, nhất là trước thời điểm mùa đông.
Bạn có thể thay ắc-quy cho ôtô tại nhà. Hãy nhớ tháo cực âm khỏi ắc-quy cũ trước. Tuy nhiên, bạn lại phải nối cực âm với ắc-quy mới sau.
Để mắt đến các bộ lọc
Không khí là thành phần không thể thiếu của quá trình đánh lửa động cơ. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra bộ lọc gió động cơ. Bạn có thể tháo bộ lọc gió ra, gõ nhẹ trên mặt đất để giũ bụi bẩn và kéo dài tuổi thọ.
Các loại bộ lọc gió "trọn đời" được trang bị lưới bằng bọt hoặc sợi bông thay cho giấy để giữ lại các hạt bay trong không khí. Tuy nhiên, bộ lọc gió "trọn đời" lại đòi hỏi quá trình lau chùi và bôi trơn khá phức tạp.
Nhiều mẫu xe ngày nay được trang bị bộ lọc gió khoang lái nằm ngay trong hệ thống thông khí đằng sau hộc đựng đồ. Chỉ cần tháo hộc chứa đồ, bạn sẽ thấy ngay ngăn chứa bộ lọc gió. Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi phát hiện rất nhiều thứ mắc vào bộ lọc gió như lá và côn trùng.
Để vệ sinh bộ lọc gió khoang lái, bạn có thể dùng máy hút bụi. Hãy nhớ thay bộ lọc gió thường xuyên để cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống điều hòa không khí.
Thay dầu hộp số
Đối với xe mới, bạn nên thay dầu hộp số sau 10.000 km đầu tiên để loại bỏ cặn kim loại để lại trong quá trình sản xuất. Sau lần thay đầu tiên, bạn có thể vô tư đi hết 50.000 km nữa. Đối với hộp số sàn, bạn có thể thay dầu định kỳ 80.000 km/lần.
Khi mua xe cũ, bạn nên kiểm tra chất lượng dầu hộp số bằng que thăm dò, nếu có sẵn ở nhà. Nếu có bọt nghĩa là hộp số đã đầy tràn dầu bôi trơn. Trong khi đó, mùi khét chỉ ra nhiệt độ vận hành quá cao, sẽ khiến hộp số nhanh bị hỏng.
Hãy thay dầu hộp số thường xuyên. Thậm chí, có thể bổ sung một lượng nhỏ chất làm mát dầu hộp số để bảo vệ những bộ phận đắt tiền trong hệ dẫn động.
Kiểm tra lốp cẩn thận
Sau khi mua xe cũ, bạn đừng quên kiểm tra lốp cẩn thận xem có bị mòn hay xẹp không. Có thể chủ cũ của xe cũng không biết đã dùng bộ lốp hiện tại trong vòng bao lâu rồi. Vì thế, bạn nên kiểm tra thành lốp và ta-lông để phát hiện các vết nứt.
Các vết nứt có thể rất đa dạng về kích thước, từ nhỏ như sợi tóc đến đủ rộng để nuốt cả một đồng xu. Nếu lốp đã mất độ đàn hồi nghĩa là được sử dụng khoảng 5 năm. Đây là thời điểm bạn nên thay lốp mới.
Bên cạnh đó, bạn phải so sánh giữa các lốp trên chiếc xe. Lốp không giống nhau là tình trạng thường gặp trên những chiếc xe cũ. Để an toàn và tiết kiệm nhiên liệu, bạn nên thay toàn bộ lốp sao cho giống nhau.
Lau rửa trong ngoài
Công đoạn cuối cùng trước khi cầm lái chiếc xe cũ mới mua chính là lau rửa từ ngoài vào trong. Nếu mua xe ở đại lý, bạn có thể không cần phải thực hiện công đoạn này. Trong khi đó, khi mua trực tiếp từ chủ xe, bạn phải lau chùi cẩn thận.
Đầu tiên là rửa thật sạch bên ngoài xe. Sau đó chờ xe khô và kiểm tra các vết xước. Bạn có thể dùng các chất trám để làm mờ vết xước trên xe. Tiếp đến là công đoạn bôi sáp để đánh bóng ngoại thất.
Dùng máy hút bụi loại nhỏ cầm tay để dọn sạch bụi bẩn trong xe. Sau đó, dùng khăn ướt đa dụng để lau chùi toàn bộ bảng táp-lô, ốp cửa, ghế và vô-lăng.
Hoàn thành tất cả những công đoạn trên, bạn có thể thoải mái vi vu với chiếc xe cũ mới mua của mình.
Theo Autopro
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Sử dụng phanh như thế nào cho an toàn?
Khi lái xe, việc bạn đạp ga cho xe chạy nhanh là điều khá đơn giản. Nhưng làm sao để khối sắt nặng hàng tấn ấy có thể dừng lại an toàn thì lại không hề dễ.Đánh giá Audi Q8 2025: Thiết kế thể thao, vận hành mạnh mẽ, trang bị hiện đại
Trong năm 2024, Audi Q8 facelift tiếp tục được giới thiệu với những nâng cấp mới, tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn khi theo đuổi phương châm “Vorsprung durch Technik” (Tiên phong trong Công nghệ). Mẫu xe SUV Coupe của Audi vẫn cạnh tranh cùng 2 đối thủ chính là Mercedes GLE Coupe và BMW X6 tại Việt Nam.Một số kinh nghiệm dùng phanh xe ô tô
Không chỉ phanh để dừng mà người lái còn phải học cách phanh kết hợp cả động cơ để vào cua ổn định mà vẫn đảm bảo vận tốc.Xử lý âm thanh lạ từ hệ thống ống xả
Bất cứ lúc nào bạn nhận thấy chiếc xe hơi của mình phát ra âm thanh lạ và khó chịu từ hệ thống ống xả, bạn không được bỏ qua điều này. Hãy "khám bệnh" cho xế yêu của bạn theo các cách dưới đây.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Những kinh nghiệm lái xe an toàn cần ghi nhớ
Tai nạn giao thông có thể xảy ra với bất cứ người nào! Để phòng tránh thì ngoài việc chạy đúng tốc độ, bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe an toàn. Dưới đây là những chia sẻ mà bạn có thể tham khảo.Nguyên nhân khiến gạt nước kém hiệu quả
Chúng ta thường có xu hướng chỉ sử dụng đến cần gạt nước khi mưa nhưng bạn có biết bộ phận này lâu ngày cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và xuống cấp. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi cần gạt bị hỏng dưới đâyKinh nghiệm học thi bằng lái B2
B2 là hạng bằng đầu tiên mà bạn cần phải có để tiếp tục học thêm các hạng bằng lái khác. Là sự khởi đầu, do vậy mọi thứ sẽ rất mới lạ, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy việc học và thi trở nên khó khăn và nặng nề hơn, nhất là đối với phái nữ. Tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm học thi bằng lái B2 sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.