Kỹ thuật lái xe số tự động xuống dốc, đổ đèo
Hạn chế dùng phanh, dùng hộp số đúng cách là một trong những kinh nghiệm lái xe nên chú ý khi lái xe số tự động xuống dốc hoặc đổ đèo.
Bài viết mới cập nhật:
Cách lái xe số tự động, số sàn lên dốc, đổ đèo, ôm cua & vượt xe an toàn
Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động (tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe lớn thì quán tính của xe càng lớn. Đồng thời chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn.
Xe chạy xuống dốc nhanh buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.
Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Hơn nữa tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhắc kỹ thuật như vậy sẽ đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Lái xe xuống dốc/đèo như thế nào?
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu.
Dùng hộp số một cách hợp lý là điều rất quan trọng khi lái xe đổ dốc, xuống đèo
Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản những vị trí được đánh dấu bằng số này (…4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…
Dẫu là xe có số sàn hay số AT đều phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số nêu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn.
Có thể thấy, xuống dốc đúng kỹ thuật là khi lái xe vẫn chạy chủ yếu bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc, ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.
Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số (phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế dễ hỏng hộp số. Khi ấy chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn,ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.
Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc cua.
Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp.Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay vô lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô lăng, tránh quay vô lăng quá nhiều làm xe lắc đuôi. Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để vô lăng tự quay.
Nên xuống dốc khoan thai để lường trước chướng ngại vật
Khi vào cua gập tay áo có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ, thì khi vào cua chân ga cũng nên thả lỏng (không đạp ga). Bắt đầu vao cua quay vô lăng, để xe chạy theo quán tính (nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để giảm bớt tiếp tốc độ), chuẩn bị góc cua thì lại nhẹ nhàng đệm ga, trả lái.
Cách lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không nên phanh gấp,trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải dừng xe. Nếu vào cua mà nghe tiếng bánh xe nghiến mặt đường rít lên là bạn đã đi quá tốc độ an toàn. Các bạn nhớ bóp còi cảnh báo trước và trong khi ôm cua nếu góc cua làm khuất tầm nhìn.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Kinh nghiệm lái xe an toàn trên đường cao tốc
Nhiều tài xế vào đường cao tốc có tâm lý chỉ để đi cho biết, đạp cho mát ga, thử độ rung lắc của phương tiện khi đạt tốc độ cao hoặc quá chủ quan vì nghĩ rằng mình lái giỏi. Điều này rất nguy hiểm.So sánh chỉ là khập khiễng, trải nghiệm người dùng là cơ sở uy tín để lựa chọn Yaris Cross
Khách hàng hoa mắt khi tìm kiếm mẫu xe phù hợp trong phân khúc gầm cao đô thị cỡ nhỏ bởi có quá nhiều sự lựa chọn, đáng chú ý là những cái tên sừng sỏ như Toyota Yaris Cross, Mitsubishi Xforce, Hyundai Creta hay Kia Seltos. Trong đó, đại diện của “anh lớn” Toyota ngày càng chứng minh được sức hút với khách hàng Việt.Đánh giá Honda CR-V 2024: thiết kế khoẻ khoắn và hiện đại, trang bị an toàn nổi bật
Giá: 998 triệuVài năm trở lại đây, những mẫu xe gầm cao dần trở thành xu hướng cho các khách hàng mới bởi tính đa dụng của mình. Đây cũng là phân khúc chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe lớn nhỏ trong thời gian gần đây. Với lợi thế ra mắt sớm (từ 12/2008) khi phân khúc còn ít đối thủ, Honda CR-V đã tạo dựng được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sau 15 năm, CR-V đã gây dựng được vị thế lớn trong phân khúc, là một trong những mẫu xe có doanh số tốt nhất của Honda.Đánh giá chi tiết Volkswagen Viloran 2024: Thiết kế sang trọng, trang bị đẳng cấp cùng vận hành êm ái, tiết kiệm
Volkswagen Viloran là dòng MPV mới nhất tham gia vào phân khúc cao cấp, hướng đến nhóm khách hàng thương gia, doanh nghiệp và gia đình nhiều thế hệ. Đây là nhóm khách hàng cao cấp, vốn có nhu cầu vượt khả năng đáp ứng của dòng xe MPV quốc dân Kia Carnival, trong khi thị trường lại quá thiếu lựa chọn.Đánh giá chi tiết Hyundai Venue 2024: Thiết kế tinh tế, trang bị hiện đại và vận hành mạnh mẽ
Ra mắt toàn cầu tại New York Motorshow 2019, nhưng Hyundai Venue tiếp tục được nâng cấp ngay trong năm 2022 nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường ô tô toàn cầu. Trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Việt Nam, Hyundai Thành Công cũng nhanh chóng ra mắt Hyundai Venue phiên bản mới nhất ngay trong khuôn khổ sự kiện Hyundai Experience Day 2023.Ghế xe hơi cho bé - Vị trí ngồi an toàn cho trẻ em
Trước mỗi chuyến đi chơi xa, việc làm thế nào để đứa trẻ ngồi yên và an toàn trên xe làm nhiều ...[VIDEO] Trải nghiệm Jimny Festival 2024 - Sự kiện hội tụ hơn 30 chiếc Suzuki Jimny uy mãnh
Gần 30 chiếc Suzuki Jimny đã hội tụ tại sự kiện Jimny Festival 2024. Đặc biệt, cung đường 30 km trải nghiệm xe được thiết kế theo thể thức Rally đã đưa các khách hàng tham dự qua nhiều cung bậc cảm xúc, cũng như sự phấn khích tột độ với những gì mà sự kiện đã mang lại.5 Món phụ kiện rất cần thiết cho người mới lái ô tô
Nếu bạn là người mới lái xe, chưa thành thạo xử lý các tình huống trên đường, hãy tham khảo và lắp đặt 5 món phụ kiện sau.Cách chỉnh đèn pha ô tô
Được điều chỉnh và sử dụng đúng cách, đúng thời điểm thì đèn pha sẽ giúp đảm bảo hơn an toàn khi lưu thông vào ban đêm. Ngược lại, khả năng xảy ra tai nạn sẽ là rất cao nếu như người cầm lái không biết cách chỉnh và sử dụng hệ thống chiếu sáng này.Xử lý sự cố dọc đường
Những sự cố hư hỏng xe xảy ra dọc đường là điều khó tránh khỏi khi sử dụng xe. Có những sự cố có thể khắc phục tạm thời để đi đến gara gần nhất, cũng có sự cố bất khả kháng phải cần đến cứu hộ hoặc sự trợ giúp từ bên ngoài. Dù tự xử lý được hay không thì những sự cố được chia sẻ sau đây sẽ cho bạn kinh nghiệm, ít ra là sự bình tĩnh khi nó xảy đến.