Kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc của xế 9 năm chạy đèo Tây Bắc
Học hỏi kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc là rất cần thiết với mọi lái xe dù mới hay đã có kinh nghiệm vì với những con dốc thẳng đứng sẽ làm nhiều xế run tay không cẩn thận lao ngay xuống vực. Theo đó, có những quy tắc lái xe sống chết bạn cũng phải nhớ khi đi xe đường đèo dốc. Nếu bạn chưa biết thì hãy đọc ngay bài này trước khi quá muộn.
Bài viết mới cập nhật:
Cách lái xe số tự động, số sàn lên dốc, đổ đèo, ôm cua & vượt xe an toàn
1/ Lái xe đường đèo dốc nguy hiểm thế nào mà phải cần nhiều kinh nghiệm?
Bạn đã từng ít nhất một lần đi trên đèo Hải Vân, hay đã từng đi những con đèo của Tây Bắc mà được mệnh danh là “Tứ đại đỉnh đèo”. Nếu bạn đã từng một lần đi qua, chắc chắn bạn sẽ không còn thắc mắc tại sao lái xe đường đèo dốc lại cần nhiều kinh nghiệm đến vậy. Còn nếu bạn chưa có cơ hội lái xe đường đèo dốc thì những hình ảnh dưới đây sẽ khiến bạn phải học hỏi kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc ngay.
Đèo Hải Vân, một trong những con đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất của Việt Nam.
đèo hải vân- một trong những con đèo hiểm trở nhất việt nam
ảnh 2
Những cung đường đèo Tây Bắc đẹp hũng vĩ mê hoặc lòng người nhưng cũng làm chùn chân bao tài xế non kinh nghiệm.
Mã Pí Lèng- nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở
Đường đèo dốc hay có tình trạng trơn trượt, cua gấp tay áo, vừa lên dốc vừa cua, hoặc có những đoạn dốc 19% lại cua tay áo khiến bạn có cảm tưởng như đang lao xuống vực vậy. Ngoài ra với một bên là vách núi một bên là vực sâu sẽ khiến rất nhiều xế run tay dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Nhưng bạn đừng lo, chia sẻ kinh nghiệm của một xế 9 năm lái xe đường đèo Tây Bắc đã được tôi tổng hợp và chia sẻ lại ngay dưới đây mời các bạn cùng đọc.
2/ Kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc của xế 9 năm chạy đèo Tây Bắc
Có một số kinh nghiệm sau đây bạn nhất định phải nhớ nằm lòng nếu không muốn có điều gì đáng tiếc xảy ra với bạn khi lái xe:
Thứ nhất là khi bạn cua: Làm theo các bước sau nếu muốn lái xe an toàn qua những đoạn đường quanh co, đèo dốc:
kinh nghiệm ôm cua đường đèo dốc
Thứ hai: Khi xuống dốc không nên để số 3 hoặc 4 sẽ bị nóng phanh, bó phanh, trơ lì má phanh, theo thời gian hệ thống phanh sẽ bị mất tác dụng. Kinh nghiệm là khi xuống dốc nên về số thấp, giảm tối đa dùng phanh mà nên phanh xe bằng hộp số, theo đó bạn nên về số thấp hợp lí để xe chạy xuống dốc trong khoảng tốc độ 40-50 km/h mà không cần rà phanh.
Thứ ba là hạn chế vượt khi đi trên những con đường đèo dốc: Nếu bắt buộc phải vượt hãy chọn một đoạn đường vắng, rộng không có đoạn cua để đảm bảo bạn có thể quan sát rất xa đằng trước, rất xa đằng sau rồi bạn mới được xi nhan xin vượt. Kinh nghiệm khi vượt xe trên đường đèo dốc
Thứ tư: Khi lên dốc không được bám đuôi xe khác vì có thể xe phía trước phanh gấp bạn sẽ lao vào nó, hay chiếc xe phía trước yếu có thể bị chết máy xe sẽ trôi xuống dốc và bạn sẽ rất khó để tránh khỏi va chạm với nó.
Thứ năm: Nếu bắt buộc phải dừng xe khi đang đi trên đèo thì hãy chọn một nơi rộng rãi, bằng phẳng để dừng xe, nhưng nếu không tìm được nơi nào bằng phẳng và phải dừng giữa dốc thì ngoài kéo phanh tay bạn cần tìm 1 vật lớn như hòn đá to để chèn bánh xe cho xe khỏi bị trôi.
Chặn hai hòn đá hoặc viên gạch để xe khỏi bị trôi
Thứ sáu: Nguyên tắc là không nên quay đầu xe giữa dốc, nhưng nếu bắt buộc phải quay thì bạn cần chọn 1 nơi thoáng quan sát được rất xa phía trước và phía sau để biết không có xe lao tới, sau đó xi nhan và quay xe thật nhanh.
Sống chết bạn cũng phải nắm vững sáu nguyên tắc vàng về kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc phía trên vì nó là kim chỉ nam cho mọi tài xế khi lái xe trên những đường quanh co, đèo dốc.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Xử lý âm thanh lạ từ hệ thống ống xả
Bất cứ lúc nào bạn nhận thấy chiếc xe hơi của mình phát ra âm thanh lạ và khó chịu từ hệ thống ống xả, bạn không được bỏ qua điều này. Hãy "khám bệnh" cho xế yêu của bạn theo các cách dưới đây.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Những kinh nghiệm lái xe an toàn cần ghi nhớ
Tai nạn giao thông có thể xảy ra với bất cứ người nào! Để phòng tránh thì ngoài việc chạy đúng tốc độ, bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe an toàn. Dưới đây là những chia sẻ mà bạn có thể tham khảo.Nguyên nhân khiến gạt nước kém hiệu quả
Chúng ta thường có xu hướng chỉ sử dụng đến cần gạt nước khi mưa nhưng bạn có biết bộ phận này lâu ngày cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và xuống cấp. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi cần gạt bị hỏng dưới đâyKinh nghiệm học thi bằng lái B2
B2 là hạng bằng đầu tiên mà bạn cần phải có để tiếp tục học thêm các hạng bằng lái khác. Là sự khởi đầu, do vậy mọi thứ sẽ rất mới lạ, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy việc học và thi trở nên khó khăn và nặng nề hơn, nhất là đối với phái nữ. Tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm học thi bằng lái B2 sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga nhưng động cơ phản ứng chậm kèm theo dấu hiệu hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ bị yếu.Các điểm cần chú ý khi lái xe ô tô nhưng ít người quan tâm
Các điểm cần lưu ý này nghe qua có vẻ rất đơn giản nhưng thực sự lại khá quan trọng. Không chỉ những "tài mới" mà ngay cả "tài già" xế dày dạn kinh nghiệm lâu năm đôi khi vẫn mắc phải.Những việc cần làm ngay sau khi mua xe cũ
Trước khi mua một chiếc ô tô cũ, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng các bộ phận trên xe để chắc chắn rằng chúng vẫn hoạt động tốt và hạn chế hư hại về sau.