Hướng dẫn thi giấy phép lái xe hạng B1, B2, B11 năm 2018
Thị trường ô tô Việt Nam ngày một tăng trưởng kéo theo nhu cầu sở hữu một tấm giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1 và B2 ngày một tăng cao. Đồng thời, trước thực trạng xe số tự động phổ biến hơn, Bộ Giao thông vận tải đã chỉnh sửa một số quy định trong quy trình sát hạch, nhằm tăng khả năng quản lý cũng như dễ dàng hơn cho người dân.
Hiện tại, ngoài GPLX hạng B1 và B2, người tham gia học và thi GPLX dành cho phương tiện sử dụng hộp số tự động, sẽ được cấp giấy phép lái xe hạng B11, nhằm tránh nhầm lẫn với hai loại giấy phép lái xe trước đây.
Như vậy, GPLX hạng B11 sẽ được cấp cho những đối tượng không hành nghề lái xe, được điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, hoặc ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Người được cấp GPLX hạng B1, ngoài được phép điều khiển xe số tự động, còn có thể điều khiển phương tiện sử dụng số sàn. GPLX hạng B2 sẽ bao gồm quy định của GPLX B1, và có thể hành nghề lái xe.
Về quy trình sát hạch cấp GPLX hạng B11, B1 và B2, các phần thi vẫn giữ nguyên với sát hạch lý thuyết và thực hành. Thời gian làm bài cho phần thi sát hạch lý thuyết là 20 phút, với tổng cộng 30 câu hỏi, tương ứng 30 điểm. Để vượt qua phần thi này, các thí sinh phải hoàn thành từ 26 điểm trở lên.
Trong sát hạch thực hành, thí sinh thi cả 3 GPLX hạng B đều gồm 2 phần: lái xe trong sa hình và lái xe trên đường. Thí sinh phải hoàn thành phần thi trong sa hình trước khi bước bào phần thi lái xe trên đường. Khi thi trong sa hình, thí sinh được sử dụng phương tiện sát hạch có các cảm biến chấm điểm và không có sát hạch viên theo kèm.
Trong sa hình sẽ có 11 bài thi riêng lẽ, các thí sinh phải thực hiện đúng trình tự và chấp hành quy tắc giao thông đường bộ. Động cơ của xe phải hoạt động liên tục, tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút, đồng thời tốc độ di chuyển không quá 24 km/h.
Nếu thí sinh để xe bị tắt máy, hoặc động cơ vượt số vòng/phút theo quy định, hệ thống tự động trừ 5 điểm trong tổng 100 điểm tổng. Nếu vượt quá tốc độ, cứ 3 giây, thí sính sẽ bị trừ 1 điểm. Ngoài ra, nếu thí sinh lái xe lên vỉa hè hay xử lý không hợp lý gây tai nạn sẽ bị truất quyền sát hạch ngay lập tức. Thí sinh phạt đạt từ 80 điểm trở lên, mới vượt qua phần thi này.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác. ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35% Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s. P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Bài 1: Xuất phát
Nhận thông báo đến lượt thi, thí sinh bước lên xe và thực hiện một loạt các thao tác gồm thắt dây an toàn; chỉnh gương chiếu hậu; chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái và thuận tiện nhất khi đạp côn, ga, phanh. Chờ khi có hiệu lệnh xuất phát thì xi nhan trái để ra, khi có thông báo ngừng xi nhan (thường là tiếng píp) thì tắt.
Lưu ý: Nếu không thắt dây an toàn, không bật xi nhan, hoặc bật trước và sau khi có hiệu lệnh đều bị trừ 5 điểm. Sau 20 giây không xuất phát được trừ 5 điểm, sau 30 giây bị "tước quyền sát hạch".
Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Ở phần thi này, thí sinh phải căn khoảng cách từ thanh cản phía trước của xe đến vạch dừng không quá 500mm. Nếu dừng "non" hay "già" và không trong khoảng cách so với vạch dừng quy định đều bị trừ 5 điểm.
Bài 3: Dừng và khởi hành xe ngang dốc
Tương tự một số phần thi khác, vị trí dừng có 2 vạch giới hạn, thí sinh phải dừng cách vạch dừng quy định không quá 500mm. Sau đó khởi hành xe trở lại, tiếp tục bài thi. Nếu dừng cách quá vạch 500mm, thí sinh sẽ bị trừ 5 điểm; nếu xe vượt qua vạch dừng hay không dừng xe ở vạch dừng, sẽ bị truất quyền sát hạch. Ngoài ra, trường hợp để xe tụt dốc quá 50cm, thí sinh cũng xem như bị loại.
Ở phần thi này, các thí sinh dự thi GPLX hạng B11 sẽ gặp khá nhiều thuận lợi hơn hai hạng B1 và B2. Bởi lẽ với những ai chưa có cảm nhận tốt về chân côn, cũng như thao tác chuyển chân phanh qua chân ga sẽ không còn đáng lo ngại nữa. Lý do bị loại ở bài thi này đa phần thí sinh để xe tụt dốc quá nhiều hoặc dừng xe quá 30 giây trên dốc.
Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc
Bài thi yêu cầu thí sinh phải đặt bánh xe bên phụ vào giữa hai vệt quy định trên đường. Nếu thí sinh để bánh xe đè lên vạch sẽ bị rừ 5 điểm. Nếu không thể đi vào giữa hai vạch, thí sinh sẽ bị loại trực tiếp. Với những người mới chưa cảm nhận hết góc đặt bánh xe thì đây là thử thách khó khăn thực sự.
Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông (lần 1: đi thẳng)
Đây là phần thi không quá khó và được hầu hết thí sinh truyền nhau kinh nghiệm để xe di chuyển chậm bên ngoài vạch dừng. Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh để đi thẳng, thí sinh điều khiển xe qua ngã tư luôn, thay vì dừng lại theo quy định, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro dừng không đúng hay quá vạch.
Nếu thí sinh dừng không đúng vạch hay chưa đến vạch sẽ bị trừ 5 điểm, trường hợp vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm. Sau 20 giây khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, thí sinh vẫn chưa đưa xe qua khỏi ngã tư sẽ bị trừ 5 điểm, nếu để quá 30 giây, thí sinh coi như bị loại.
Bài 6: Qua đường quanh co
Cũng là phần ít phức tạp nhưng không nên chủ quan bởi việc đánh lái liên tục theo hai hướng đôi khi làm thí sinh luống cuống, mất khả năng căn đường hoặc chết máy. Trong suốt bài thi, bất kể lúc nào để chết máy, thí sinh cũng bị trừ 5 điểm.
Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ
Bài thi được đánh giá có độ khó cao, thường được các thí sinh và trung tâm đào tạo lưu ý. Do đó, không ít thí sinh vượt qua được bài thi này, do được luyện tập thường xuyên. Thời gian cho phép hoàn thành bài thi này khá dư dả với 2 phút. Các điểm bị trừ khi cán vạch cũng tương tự các phần thi trước
Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
Phần thi này tương đối nhẹ nhàng, thí sinh chỉ cần đáp ứng được yêu cầu dừng trước vạch an toàn cách đường sắt 5m. Đây là một phần thi bổ ích cho các thi sinh khi tham gia giao thông. Thực tế, thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều vụ TNGT tại các đường ngang khi lái xe không tuân thủ quy định an toàn. Nếu không dừng đúng vạch hay quá vạch, thí sinh cũng sẽ bị trừ điểm.
Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng
Bắt đầu bài thi cảm biến trên xe sẽ phát tín hiệu bắt đầu tăng tốc. Thí sinh sẽ chuyển số 2 và nhấn ga sao cho xe có thể đạt tốc độ trên 24km/h, trước khi vượt qua biển tốc độ tối thiểu 24. Ngay sau đó, thí sinh phải chuyển sang phanh và về số 1, giảm tốc độ xuống dưới 24km/h trước khi vượt qua bảng giới hạn tốc độ 24km/h. Đây cũng là phần thi tương đối khó, trước khi thí sinh bước vào phần thi cuối cùng.
Điểm cần lưu ý ở phần thi này chính là tốc độ tối thiểu. Nhiều thí sinh không tự tin lựa chọn không tăng tốc nhằm bị trừ ít số điểm nhất. Nếu vừa không đạt tốc độ tối thiểu, còn vượt tốc độ tối đa sẽ khiến số điểm trừ khá lớn, trong khi phần lớn thí sinh ở giai đoạn này ít nhiều quỹ điểm không còn bao nhiêu.
Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
Đây là phần thi bổ sung từ ngày 1/4/2016. Phần thi này mô phỏng hoàn cảnh thực tế ở những đô thị luôn hạn chế không gian đỗ xe. Vì tính chất phức tạp của bài thi, hầu hết các trung tâm đào tạo lái xe tập trung thực hành cho thí sinh, cũng như chỉ dẫn bí quyết giúp thí sinh dễ thở hơn ở thử thách này.
Quan trọng nhất ở bài thi này chính là thân xe khi kết thúc phải hoàn toàn nằm trong khu vực ghép xe. Nếu một phần xe vẫn còn ở bên ngoài, thí sinh sẽ bị truất quyền sát hạch.
Bài 11: Kết thúc
Thí sinh phải điều khiển xe sát hạch qua vạch kết thúc. Sau đó, bật đèn xi-nhan phải để kết thúc phần thi. Đây là điều quan trọng để hoàn thành trọn vẹn phần thi sa hình. Một số trường hợp hy hữu, thí sinh chỉ còn 80 điểm khi qua vạch kết thúc. Do vui mừng trước số điểm còn lại, mà quên mất phải bật xi-nhan phải để kết thúc, khiến số điểm chỉ còn 75 điểm, không đủ để vượt qua phần sát hạch sa hình.
Ngoài 11 bài thi, thí sinh sẽ gặp 1 tình huống khẩn cấp trên đường. Khi tín hiệu cảnh báo xuất hiện, thí sinh buộc phải phanh dừng xe ngay lập tức, đồng thời bật thông báo tín hiệu nguy hiểm. Khi tín hiệu cảnh báo tắt, thí sinh tắt đèn báo khẩn cấp trước khi di chuyển. Nếu không theo đúng quy trình, thí sinh cũng sẽ bị trừ kha khá số điểm của mình.
Sau khi vượt qua phần sát hạch sa hình, thí sinh sẽ chuyển tiếp qua phần thi sát hạch lái xe trên đường. Phần thi này sẽ có sát hạch viên đi kèm với thí sinh. Hiện tại, chương trình sát hạch mới đã bổ sung hệ thống cảm biến giám sát, chấm điểm tự động. Thí sinh chỉ việc thực hiện theo những hướng dẫn của hệ thống máy tính.
Phần thi này cũng có 4 bài gồm: xuất phát; tăng số, tăng tốc độ; giảm số, giảm tốc độ; kết thúc. Đây là phần thi tương đối đơn giản, với thí sinh có đủ thời gian thực hành sẽ dễ dàng vượt qua phần thi này.
Hiện tại, dù các thí sinh muốn đăng ký thi GPLX hạng B11, B1 và B2 vẫn phải trải qua thời gian học được quy định bởi Bộ Giao thông vận tải. Do đó, thí sính thi xe số tự động vẫn buộc phải tham gia các lớp học tại các trung tâm dạy nghề lái xe hợp pháp.
Các trung tâm dạy nghề lái xe số lượng ngày càng nhiều và tương đối phổ biến. Không quá khó cho các bạn tìm trường để học. Hầu hết các Sở giao thông vận tải ở các tỉnh, thành phố đều công bố danh sách các trung tâm đào tạo dạy nghề lái xe trực thuộc để các thí sính đăng ký tham gia. Chúng ta cũng nên đến tận nơi, trực tiếp tham khảo quy chế cũng như học phí tại các trường, đồng thời tìm được giờ giấc học phù hợp.
Các thông tin về trường dạy lái xe trên mạng Internet khá nhiều với các mức học phí rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng để tham chiếu, trước khi đến tận nơi đăng ký học, nhằm tránh mất thời gian cũng như công sức.
Ngoài ra, các trung tâm đào tạo lái xe lớn đều có địa điểm thi sát hạch riêng, thuận tiện cho thí sinh sau khi đáp ứng đủ thời lượng học, sẽ được đăng ký thi sát hạch ngay. Thời gian phổ biến hiện tại chỉ từ 3 – 3,5 tháng. Lệ phí học sẽ tùy cơ sở vật chất của trường mà dao động từ 6 – 9 triệu đồng.
Về lệ phí thi sát hạch lái xe ô tô, Bộ tài chính đã quy định theo thông tư 23/2013/TT-BTC cụ thể như sau:
Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;
Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;
Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 160.000 đồng/lần.
Cấp bằng: 135.000 đồng/ 1 lần cấp
Đối với thí sinh thi rớt và sát hạch lại, thông thường các trung tâm sẽ hỗ trợ để thí sinh thi ngay khóa tiếp theo, thường sau 15 – 30 ngày. Lệ phí thi lại sẽ chỉ thu phần thí sinh thi rớt, các phần thi trước đây đã đậu hoặc chưa thi sẽ không phải đóng lại. Lệ phí thi lại như sau:
Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;
Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;
Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần;
Lệ phí cấp giấy phép lái xe: 135.000 đồng.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Tại sao cần vệ sinh kim phun nhiên liệu?
Kim phun nhiên liệu là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của động cơ. Do đó cần được chăm sóc và làm sạch bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng sau một thời gian hoạt động khi bị bám bụi, đọng cặn bẩn.Cách sử dụng đèn pha ô tô để xin đường và nhường đường
Nháy đèn pha ở các nước phát triển là báo hiệu nhường đường cho xe phía trước nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Vậy cách ô tô Việt Nam xin đường và nhường đường như thế nào?Xử lý âm thanh lạ từ hệ thống ống xả
Bất cứ lúc nào bạn nhận thấy chiếc xe hơi của mình phát ra âm thanh lạ và khó chịu từ hệ thống ống xả, bạn không được bỏ qua điều này. Hãy "khám bệnh" cho xế yêu của bạn theo các cách dưới đây.Vì sao không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
Trong bài viết Cách xử lý lái xe an toàn với số tự động của bác @bangtran có đoạn "Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Chỉ dùng vị trí này khi đang dừng xe đợi đèn đỏ hoặc để chuyển hệ truyền động. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số từ vị trí này về “D” hoặc “R”." Em thấy đây là thói quen của khá nhiều bác tài gặp phải nên em chia sẻ với các bác thông tin về điều này.Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Cách dùng số tay trên xe số tự động - tài xế Việt cần biết
Xe hơi hiện đại hầu hết sử dụng xe số tự động vì sự đơn giản trong thao tác. Tại Mỹ chỉ khoảng 10% xe sử dụng số sàn, trong khi tại Việt Nam, nhiều hãng đã khai tử phiên bản số sàn của những dòng xe đang bán. Nhưng sự đơn giản của số tự động lại khiến nhiều tài xế trở nên lười tìm hiểu và sử dụng hết chức năng, trong đó có số tay hay số thể thao.Lưu ý không thể bỏ qua khi tự rửa xe ô tô
Việc rửa xe tại nhà tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên nếu bỏ qua những lưu ý dưới đây thì rất có thể xế yêu của bạn sẽ xuất hiện các vết xước hoặc một số sự cố không đáng có.Xe bị khóa vô lăng và cách xử lý
Thông thường vô lăng được thiết kế xoay trên trục lái và chỉ khóa cứng khi chìa khóa ở vị trí LOCK hay tắt động cơ bằng nút bấm Start/stop. Tuy nhiên, nhiều người lái mới thường sẽ không biết cách xử lý và cho rằng xe bị khóa vô lăng. Vậy hướng xử lý đối với các trường hợp trên như thế nào?Hướng dẫn các bước đỗ xe cho người mới lái
Đỗ xe luôn được đánh giá là thử thách lớn đối với những người mới lái xe. Có 3 tình huống chỉnh khi đỗ xe là đỗ xe chéo góc, đỗ xe vuông góc và đỗ xe song song. Bài viết này sẽ tổng hợp lại các phương pháp đỗ xe thực tế cho từng dạng tình huống.Nguyên nhân khiến gạt nước kém hiệu quả
Chúng ta thường có xu hướng chỉ sử dụng đến cần gạt nước khi mưa nhưng bạn có biết bộ phận này lâu ngày cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và xuống cấp. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi cần gạt bị hỏng dưới đây