Giải mã 'ma trận' tên gọi các hệ thống trên xe hơi (P.1)
Theo xu hướng phát triển chung của khoa học - công nghệ thì những chiếc xe hơi cũng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn, với rất nhiều hệ thống cơ khí, điện tử được bổ sung để tăng khả năng vận hành, độ an toàn cũng như sự thoải mái cho hành khách. Bên cạnh đó, các hãng xe, vì lí do marketing, đôi lúc lại dùng những tên gọi khác nhau cho cùng một hệ thống. Vì vậy, khách hàng khi chọn mua xe có thể phải đối mặt với một rừng những tên gọi cho các hệ thống trong xe.
Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ giúp hệ thống hóa các tên gọi này, cũng như giải thích bản chất và cơ chế vận hành của chúng.
[Phần 1] [Phần 2]
Phần 1 - Hệ thống cân bằng điện tử
Hệ thống ổn định thân xe điện tử, hệ thống cân bằng điện tử, hay hệ thống cân bằng động, đều cùng chỉ một hệ thống duy nhất. Đây cũng là một hệ thống thông dụng nhưng lại được gọi bằng rất nhiều cái tên. Hai tên gọi thường được dùng nhất là ESC (Electronic stability control) hay ESP (electronic stability program). Trong đó, ESC là tên gọi chung, còn ESP là tên riêng mà nhiều hãng dùng để chỉ hệ thống này trên xe của họ.
ESP thường được dùng bởi các thương hiệu xe Châu Âu như Audi, Mercedes-Benz, Bentley, Fiat-Chrysler, Peugeot, Renault, Volkswagen. Các thương hiệu Hàn Quốc như Kia, Hyundai và hãng xe Mỹ Ford cũng thường dùng tên gọi ESP.
Các hãng xe Nhật lại có những tên gọi riêng cho ESC, và thường bắt đầu bằng chữ V. Toyota gọi nó là VSC (Vehicle Stability Control), Honda gọi là VSA (Vehicle Stability Assist), Nissan và Subaru cùng gọi là VDC (Vehicle Dynamics Control). Riêng Mazda dùng cái tên DSC (Dynamic Stability Control).
Tuy có nhiều tên gọi như vậy, nhưng nhìn chung, vai trò chính của ESC là nhằm đảm bảo xe di chuyển theo đúng hướng mà người lái mong muốn. Nói cách khác, nó giúp tránh tình trạng "mất lái" khi bánh xe bị trượt. Tình trạng này thường xảy ra khi đánh lái/ vào cua ở tốc độ cao, mặt đường trơn trượt...
ESC thực hiện vai trò này thông qua 2 phương pháp chính. Đầu tiên, hệ thống sẽ áp dụng lực phanh phù hợp lên 1 hoặc nhiều bánh xe để giữ cho xe đi đúng hướng. Một ví dụ là tình huống khi xe vào cua nhưng chiếc xe không bám theo tim đường mà vẫn đi thẳng sang phía làn đường ngược chiều cho dù người lái đã đánh lái. Khi đó, ESC sẽ can thiệp để phanh bánh phía trong (phía lề đường) để giúp xe bám theo độ cong của đường. Ngoài ra, ESC có thể giảm vận tốc của xe bằng cách cắt giảm công suất động cơ, ngay cả khi người lái đang đạp ga.
Mức độ hiệu quả của ESC trong việc tăng mức độ an toàn của xe đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. ESC được cho là có thể giúp giảm đến 1/3 nguy cơ xảy ra tai nạn chết người. Nhiều quốc gia đã thông qua các điều luật bắt buộc trang bị ESC. Như tại Úc, mọi xe mới bán ra từ tháng 11/2013 đều phải có ESC. Tại Mỹ, mọi xe từ đời 2012 trở về sau có tổng trọng lượng dưới 4,5 tấn đều phải được trang bị ESC.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống chống trượt, phân biệt giữa hệ thống này và ESC.
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu về hệ thống treo trên ô tô
Các thuật ngữ ô tô thông dụng
Cách sử dụng hệ thống điều khiển hành trình - Cruise Control
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Những hiểu lầm giữa bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô?
Bảo hành và bảo dưỡng ô tô là hai trách nhiệm khác nhau của các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô tại thị trường Việt Nam. Và không ít người sử dụng xe vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niêm này.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga nhưng động cơ phản ứng chậm kèm theo dấu hiệu hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ bị yếu.Những yếu tố làm nên một người lái xe giỏi
Có thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Tham khảo những trắc nghiệm dưới đây để biết thêm bạn có trở thành tài xế giỏi chưa nhé!Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Cách kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị cho hành trình dài
Trước mỗi chuyến đi dài thì việc kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ cho chuyến đi là việc làm cần thiết, quan trọng để chắc chắn rằng bạn có thể đến đích cũng như trở về an toàn. Cùng tham khảo những hướng dẫn dưới đây cho hành trình sắp tới của mình nhé!Nên gọi xe cứu hộ ô tô nào khi gặp sự cố giữa đường?
Xe của bạn bị hỏng giữa đường, hoặc trong trường hợp xấu là xảy ra va chạm hay tai nạn. Một trong những lựa chọn tốt nhất lúc này là gọi cứu hộ ô tô . Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi gọi xe cứu hộ.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Những điều kiêng kỵ cho tài xế khi lái xe
Đàn ông không nên hút thuốc khi đang lái xe. Còn với phụ nữ, ngắm vuốt và đi giày cao gót là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn. Đây là những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn.Cách chọn dầu nhớt động cơ đúng chất lượng cho xe hơi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu nhớt động cơ khác nhau. Tùy theo tình trạng động cơ, kiểu động cơ và tuổi thọ động cơ mà người dùng cần có sự lựa chọn loại dầu nhớt đúng cách. Việc chọn dầu nhờn đúng chất chất lượng và phẩm cấp sẽ giúp xe của bạn vận hành hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Dưới đây là những thông số và kiến thức bạn cần chú ý khi lựa chọn dầu nhớt động cơ cho xế yêu của mình.