Cách tính khoảng cách phanh an toàn
Tùy thuộc vào tốc độ, điều kiện đường sá và thời tiết... mà khoảng cách phanh trong từng thời điểm sẽ phải có sự thay đổi tương ứng để đảm bảo an toàn cho người cầm lái và phương tiện phía trước.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về khoảng cách phanh và cách để tính khoảng cách phanh an toàn.
1. Khoảng cách phanh là gì?
Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: khoảng cách phanh là quãng đường từ lúc nhấn chân phanh cho tới khi xe dừng hẳn.
2. Khoảng cách phanh an toàn được tính như thế nào?
Các chuyên gia giao thông ở Anh đã tính toán và thực nghiệm để tìm ra được những con số cụ thể về khoảng cách phanh ở nhiều vận tốc khác nhau dựa trên bảng dưới đây:
Trong bảng trên, khoảng cách phanh được chia làm 2 phần: khoảng cách phản xạ phanh và khoảng cách đạp phanh. Trong đó, khoảng cách phản xạ phanh là quãng đường đi được từ lúc chúng ta nhận thức ra sự nguy hiểm và phản xạ phanh ngay sau đó.
Ví dụ:
Khi đang chạy cách xe trước khoảng 3 thân xe (12m), và thấy đèn phanh của xe trước sáng lên thì ta nên thả ga và bắt đầu rà phanh.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác. ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35% Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s. P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam. Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
3. Yếu tố quyết định tới khoảng cách phanh an toàn
Khoảng cách phanh bị ảnh hưởng, chi phối bởi một loạt các yếu tố, trong đó khoảng cách với xe phía trước là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng.
Khi không duy trì được khoảng cách an toàn với xe phía trước thì các vụ tai nạn liên hoàn luôn tiềm ẩn, bởi đơn giản là nếu không có được khoảng cách hợp lý với xe phía trước thì trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, chúng ta sẽ không có đủ thời gian và khoảng cách đạp phanh kịp thời.
Ngược lại, khoảng cách an toàn được duy trì giúp chúng ta có đủ thời gian và khoảng cách phanh hợp lý, từ đó tránh được việc đâm vào xe phía trước khi xe đó đạp phanh vì tai nạn hoặc tránh chướng ngại vật, gặp các tình huống bất ngờ.
Tại Điều 12 thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.3.2016, khoảng cách an toàn giữa hai xe được quy định cho các loại đường được quy định như sau:
• Đối với mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi mức tốc độ:
• Nếu trời mưa, sương mù, đường trơn trượt, quanh co đèo dốc, người lái tự chủ động điều chỉnh khoảng cách lái xe an toàn phù hợp với xe chạy liền trước, và phải lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu ghi trên biển báo hoặc quy định như bảng trên.
• Trường hợp điều khiển phương tiện chạy ở tốc độ dưới 60 km/giờ, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe chủ động giữ khoảng cách phù hợp với xe liền trước sao cho an toàn nhất, khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.
Ngoài ra, khoảng cách phanh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:
*Tốc độ: tốc độ càng cao thì khoảng cách phanh càng phải lớn. Đó là lý do tại sao những khu vực đông dân cư, thị trấn cần phải thiết lập giới hạn tốc độ để tránh những tai nạn đáng tiếc.
*Điều kiện đường xá: đường ướt, trơn trượt làm tăng khoảng cach phanh. Trong điều kiện này, khoảng cách đạp phanh có thể tăng lên gấp 10 lần bình thường.
*Lốp xe: Những loại lốp có chất lượng cao thì sẽ giúp khoảng cách phanh được cải thiện tốt hơn. Trong các nghiên cứu chỉ ra rằng, khác biệt khoảng cách phanh giữa lốp tốt nhất và tệ nhất bất kể thể loại lốp nào đều lên tới 4,6m. Ngoài ra, khi hoa lốp đã mòn, khả năng ma sát giảm đáng kể thì khoảng cách phanh cũng sẽ phải tăng thêm.
*Bản thân chiếc xe: Khi trong trạng thái tốt nhất và điều kiện vận hành tốt nhất thì khoảng cách phanh cũng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, với một chiếc xe có bộ phanh bảo trì kém chẳng hạn, thì người lái sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc dừng hẳn chiếc xe.
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Sử dụng phanh như thế nào cho an toàn?
Khi lái xe, việc bạn đạp ga cho xe chạy nhanh là điều khá đơn giản. Nhưng làm sao để khối sắt nặng hàng tấn ấy có thể dừng lại an toàn thì lại không hề dễ.Đánh giá Audi Q8 2025: Thiết kế thể thao, vận hành mạnh mẽ, trang bị hiện đại
Trong năm 2024, Audi Q8 facelift tiếp tục được giới thiệu với những nâng cấp mới, tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn khi theo đuổi phương châm “Vorsprung durch Technik” (Tiên phong trong Công nghệ). Mẫu xe SUV Coupe của Audi vẫn cạnh tranh cùng 2 đối thủ chính là Mercedes GLE Coupe và BMW X6 tại Việt Nam.Một số kinh nghiệm dùng phanh xe ô tô
Không chỉ phanh để dừng mà người lái còn phải học cách phanh kết hợp cả động cơ để vào cua ổn định mà vẫn đảm bảo vận tốc.Xử lý âm thanh lạ từ hệ thống ống xả
Bất cứ lúc nào bạn nhận thấy chiếc xe hơi của mình phát ra âm thanh lạ và khó chịu từ hệ thống ống xả, bạn không được bỏ qua điều này. Hãy "khám bệnh" cho xế yêu của bạn theo các cách dưới đây.Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão
Những kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước và chăm sóc xe hậu lũ lụt dưới đây là sẽ ...Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn cho người cầm lái và những người xung quanh.Những kinh nghiệm lái xe an toàn cần ghi nhớ
Tai nạn giao thông có thể xảy ra với bất cứ người nào! Để phòng tránh thì ngoài việc chạy đúng tốc độ, bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe an toàn. Dưới đây là những chia sẻ mà bạn có thể tham khảo.Nguyên nhân khiến gạt nước kém hiệu quả
Chúng ta thường có xu hướng chỉ sử dụng đến cần gạt nước khi mưa nhưng bạn có biết bộ phận này lâu ngày cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và xuống cấp. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi cần gạt bị hỏng dưới đâyKinh nghiệm học thi bằng lái B2
B2 là hạng bằng đầu tiên mà bạn cần phải có để tiếp tục học thêm các hạng bằng lái khác. Là sự khởi đầu, do vậy mọi thứ sẽ rất mới lạ, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn cảm thấy việc học và thi trở nên khó khăn và nặng nề hơn, nhất là đối với phái nữ. Tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm học thi bằng lái B2 sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn.Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.