Bảo dưỡng Ford Ranger tại 10.000 km gồm những hạng mục nào?
Những mẫu xe của Ford nói riêng và Ford Ranger nói chung có quy trình bảo dưỡng khác đặc biệt. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chu trình bảo dưỡng Ford là 10.000 km/lần, thay vì 5.000 km như những hãng xe Nhật Bản.
Tại mốc 10.000 km, Ford Ranger mới bước vào kỳ bảo dưỡng thứ 2 sau mốc 1.000 km đầu tiên. Nếu bạn bảo dưỡng xe tại trung tâm bảo dưỡng xe Ford chính hãng, các hạng mục bảo dưỡng Ford Ranger sẽ gồm các chi tiết sau:
Thay mới dầu động cơ
Thông thường các đại lý chính hãng Ford vẫn sử dụng loại dầu 10.000 km như Castrol Magnatec Pro A5 để thay thế cho xe bảo dưỡng. Nếu bạn sử dụng loại dầu khác có mức khuyến cáo cao hơn hoặc thấp hơn thì bạn có thể thay thế sớm hoặc trễ hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lưu dầu trong xe quá lâu, có thể khiến chi tiết bên trong động cơ bị oxi hóa và giảm tuổi thọ.
Với dầu chính hãng, chúng ta nên thay tại mốc 12 tháng nếu vẫn chưa đi hết 10.000 km. Và nên thay 6 tháng/lần nếu sử dụng loại dầu 5.000 km và không quá 12 tháng với loại dầu cao cấp hơn.
Ngoài ra, nếu sử dụng Ford Ranger thường xuyên trong điều kiện khác nghiệt, xe phải tải nặng, bạn cũng nên thay thế dầu động cơ sớm hơn thông thường.
Xem thêm: 4 sai lầm cần tránh khi thay dầu nhớt ô tô
Thay mới lọc dầu động cơ
Lọc dầu động cơ thông thường cũng chỉ có tuổi thọ 10.000 km, do đó với xe Ford Ranger, chúng ta sẽ thay lọc dầu cùng thời điểm với thay dầu động cơ. Lọc dầu sẽ giúp cho dầu được luân chuyển vào động cơ luôn ở trạng thái sạch nhất, không có các cặn dầu hay bụi kim loại, từ đó khiến động cơ vận hành mượt mà, êm ái và tiết kiệm nhiên liệu.
Tương tự dầu động cơ, lọc dầu cũng được khuyến cáo thay thế sớm hơn thông thường nếu xe hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn, hoạt động ở tốc độ thấp thường xuyên hoặc chạy không tải ở thời gian dài, hoạt động ở vùng có nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao hoặc quãng đường ngắn dưới 8km, thường xuyên hoạt động ở vùng đồi núi.
Vệ sinh lọc gió động cơ
Ford Ranger tại mốc 10.000 km cũng được vệ sinh lọc gió động cơ và xả nước trong lọc nhiên liệu. Điều này đảm bảo cơ chế nạp khí của động cơ được thông thoáng và hỗn hợp khí nén đủ áp suất. Ford Việt Nam cũng khuyến cáo nếu thường xuyên sử dụng Ranger ở nơi nhiều bụi bẩn và cát, chúng ta cần vệ sinh lọc gió ở mỗi 2.500 km.
Xem thêm: Vệ sinh ngay chi tiết này để động cơ hoạt động tốt hơn
Kiểm tra bình ắc quy, hệ thống điện
Với các mẫu xe Ranger sử dụng bình ắc quy dạng nước, chúng ta sẽ kiểm tra nồng độ và mức dung dịch ắc quy, đồng thời kiểm tra các cọc bình xem có cần phải xiết lại hay không?
Xem thêm: Cách kiểm tra tình trạng máy phát điện trên ô tô
Các chi tiết kiểm tra khác
Khi bảo dưỡng 10.000 km, các kỹ thuật viên Ford cũng sẽ kiểm tra các chi tiết vận hành khác như:
- Đồng hồ đo, đèn cảnh báo và còi
- Các đèn chiếu sáng trong ngoài và bảng táp lô
- Cần gạt nước và cao su gạt nước
- Hành trình bàn đạp phanh và bàn đạp ly hợp
- Dầu phanh
- Kiểm tra rò rỉ dầu hộp số chính, hộp số phụ, vi sai trước và sau
- Kiểm tra hành trình phanh tay
- Dầu trợ lực lái và các ống dẫn
- Lốp xe và siết lại các đai ốc bánh xe.
Ford Ranger tại mốc 10.000 km cũng còn khá mới, và mức độ hao tổn của động cơ, khung gầm và khả năng vận hành cũng chưa đáng kể. Do đó, chi phí bảo dưỡng thường không quá tốn kém. Các chi phí chỉ bao gồm công bảo dưỡng và chi phí dầu và lọc dầu động cơ.
Ngoài ra, Ford Việt Nam còn cung cấp gói bảo dưỡng định kỳ trọn gói (SSP). Khách hàng có thể thanh toán trước toàn bộ các chi phí bảo dưỡng định kỳ theo lịch có sẵn của Ford. Từ đó tránh được những rủi ro về tăng giá phụ tùng và nhân công trong tương lai. Hiện tại gói bảo dưỡng định kỳ trọn gói (SSP) 1 năm/ 20.000 km dành cho
- Ranger XL, XLS, XLT: 4.772.000 đồng
- Ranger Wildtrak: 5.193.000 đồng
Phí dịch vụ trên đã bao gồm: tiền công bảo dưỡng và kiểm tra, lọc gió, lọc dầu, dầu động cơ, lọc nhiên liệu, bu-gi…. Và không bao gồm các phụ tùng hao mòn như lốp, ắc qui, má phanh, tai nạn, hỏng hóc điện hay cơ khí.
Xem thêm: Đánh giá Ford Ranger 2024: Nam tính, đậm chất Mỹ, nhiều tiện nghi đi kèm khả năng vận hành vượt trội
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Điều hòa ô tô không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô không mát hoặc làm mát kém. Trong trường hợp này lọc gió, gas, dàn nóng, lạnh, lốc điều hòa... là những bộ phận cần kiểm tra.Cách xử lý khi phanh ABS gặp trục trặc
Hệ thống ABS kết hợp cùng hệ thống phanh giúp tăng khả năng kiểm soát xe trong những tình huống khẩn cấp như đường trơn trượt, gặp chướng ngại vật bất ngờ… Sau một thời gian sử dụng, hệ thống này đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Đây là lúc ngay lập tức, các bác nên tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô
Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại phản tác dụng. Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến độ an toàn của xe giảm sút.Các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km
Mốc 10.000 km là một trong những điểm quan trọng, đánh dấu một quá trình hoạt động đủ lâu của một chiếc xe. Vậy các hạng mục bảo dưỡng xe tại mốc 10.000 km gồm những gì và chi phí hết bao nhiêu?Những tiếng ồn động cơ và hệ truyền động cần lưu ý
Một ngày nào đó khi lái xe đi làm và bạn bỗng nghe thấy những tiếng như gió rít, tiếng cốc cốc như gõ cửa hoặc gầm gừ... phát ra từ động cơ thì đó chính là những triệu chứng cho thấy xe cần được sửa chữa.Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Những lưu ý khi thay ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc vận hành. Ắc quy ô tô cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động , hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ và còn có vai trò cung cấp điện năng trong trường hợp phụ tái sử dụng dòng điện vượt quá dòng định mức của máy phát.Những lưu ý khi không sử dụng ô tô lâu ngày
Xe hơi là phương tiện để ta di chuyển để đi làm, du lịch… Đối với đa số người dùng còn là tài sản lớn hay thành viên trong gia đình luôn được chăm sóc và bảo quản tốt để giữ giá trị và bền vững theo thời gian. Bài viết sẽ cho bạn biết cách bảo quản và bảo dưỡng xe tại nhà.Các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 tại 10.000 km
Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát trên xe ô tô
Hệ thống làm mát giữ vai trò quan trọng đối với một chiếc ô tô. Nó giúp giải nhiệt động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Bài viết nêu những hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát giúp bạn nhận biết và khắc phục kịp thời để việc sử dụng xe hiệu quả hơn.