Sự Khác nhau giữa ABS và EBD
Nhìn vào bảng thông số kỹ thuật của xe hơi, bạn thường nhìn thấy ABS và EDB.. Nó là gì và tại sao nó dần trở thành một chuẩn chung mà phải có hầu hết trên các loại xe hơi đời mới?
Toyota Vios 2014 phiên bản J không được trang bị cả ABS và EBD
Ở Việt Nam, ABS và EBD chưa phải là hệ thống an toàn bắt buộc
Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông, trong tổng số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là trục trặc kỹ thuật thì có 65 đến 75% là do hệ thống phanh. Chính vì lý do đó mà các nhà nghiên cứu thiết kế, chế tạo ôtô luôn đặt vấn đề hoàn thiện hệ thống phanh lên vị trí hàng đầu với mục tiêu là tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định chuyển động của xe khi phanh, độ tin cậy cho hệ thống và qua đó tăng tính an toàn cho con người và hàng hóa trên xe.
Từ khi ngành công nghiệp điện tử phát triển, các tiến bộ kỹ thuật của ngành được áp dụng ngay vào cho hệ thống phanh ôtô đó là: hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD). Vậy tại sao lại cần thiết phải có bộ ABS và EBD trong hệ thống phanh?
Hệ thống ABS có EBD giúp tăng hiệu quả phanh và giữ ổn định xe khi phanh
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
Khi phanh xe
Chúng ta đều biết rằng khi phanh xe trên đường thẳng, tải trọng của xe có xu hướng dồn về phía trước, làm tăng tải cho cầu trước và giảm tải cho cầu sau. Sự tăng tải cho các cầu ở phía trước phụ thuộc vào mức độ phanh gấp xe. Thậm chí trong trường hợp phanh quá gấp có thể dẫn đến các bánh xe bị trượt lết, làm mất khả năng bám của lốp xe với đường gây mất an toàn cho xe.
Cũng tương tự như vậy cho trường hợp phanh khi xe quay vòng hoặc chuyển làn, các bánh xe phía bên ngoài vòng cua có xu hướng tăng tải và giảm tải cho các bánh xe phía bên trong do có lực ly tâm, mức độ tăng giảm phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và mức độ ngoặt của vòng cua.
Quãng đường phanh khi có và không có EBD
Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, lực phanh sinh ra ở các bánh xe tỷ lệ với tải trọng tác động lên bánh xe đó thì phanh đạt hiệu quả cao nhất – quãng đường phanh ngắn, không gây mất ổn định hướng (xoay xe) khi phanh. Bộ ABS và EBD ra đời chính là để hạn chế sự trượt lết và điều chỉnh lực phanh ở từng bánh xe cho phù hợp với tải trọng khi phanh.
Vậy tóm lại, hệ thống ABS là giải pháp an toàn đảm bảo bánh xe không bị trượt lết khi phanh trong hầu hết các điều kiện đường sá khác nhau như đường khô ráo, đường trơn trượt,… Tuy nhiên, ABS có hạn chế là không phát huy hết hiệu quả khi phanh vì lực phanh trên các bánh là như nhau dẫn tới tình trạng bánh thì bị đã bị bó cứng (bánh bị giảm tải), bánh thì chưa đủ lực phanh (bánh bị tăng tải) nên vẫn lăn. Chính vì vậy, EBD sinh ra để khắc phục nhược điểm trên của ABS.
ABS khác EBD như thế nào?
Bộ chống hãm cứng bánh xe ABS (viết tắt từ Anti-lock Brake System) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm hạn chế tối đa sự trượt lết của bánh xe khi phanh trên các đường trơn trượt, khi phanh gấp và khi ở các bánh xe có độ bám khác nhau.
Nguyên lý làm việc của bộ ABS có thể mô tả một cách hết sức đơn giản là: khi phanh gấp nếu bánh xe xảy ra hiện tượng trượt lết, ECU của bộ ABS điều khiển để cơ cấu chấp hành giữ nguyên trạng thái một thời gian rất ngắn (giữ áp), sau đó nhả bớt phanh (giảm áp) đến khi bánh xe không còn trượt lết, ECU lại điều khiển để tiếp tục phanh (tăng áp) theo một chu trình định sẵn.
Lịch sử phát triển hệ thống ABS của BOSCH
Bộ ABS có cấu tạo gồm các cảm biến tốc độ và kiểm soát sự trượt lết (bó cứng) ở bánh xe, công tắc chân phanh, bộ điều khiển trung tâm và cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành có thể điều khiển theo từng cầu riêng biệt; điều khiển theo nhánh gồm bánh trước phía bên trái, bánh sau bên phải và nhánh còn lại gồm bánh trước phía bên phải, bánh sau bên trái hoặc riêng biệt từng bánh xe,…
Bộ phân phối lực phanh EBD (viết tắt từ Electronic Brake-force Distribution) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm phân phối lực phanh của từng bánh xe một cách hợp lý theo tải trọng tác dụng khi phanh. Nguyên lý làm việc của bộ EBD về cơ bản gần giống với ABS. Tuy nhiên, để nhận biết được tải trọng tác dụng lên các bánh xe thay đổi thì trong bộ EBD cần có thêm cảm biến G (G-sensor) lắp ở vị trí gần trọng tâm xe.
Khi phanh, nếu cảm biến nghiêng về bánh xe nào cảm biến G sẽ xuất tín hiệu G+, bánh xe phía đối diện sẽ là G-, tín hiệu này áp dụng cho cầu trước và cầu sau hoặc dãy bánh xe phía bên trái hoặc bên phải. Khi phanh nếu phía nào nhận tín hiệu G+ thì phía đó được điều khiển để tăng áp và ngược lại.
Biết rằng, ABS và EBD là hệ thống có tính an toàn rất cao cho người và hàng hóa trên xe nhưng nó không phải là tuyệt đối. Người sử dụng cần hiểu rằng, khi xe có lắp hệ thống này, quãng đường phanh thường lớn hơn so với hệ thống phanh thông thường và nó cần có đủ thời gian để phản ứng với những thay đổi của xe. Vì vậy, người lái xe phải luôn nhớ rằng khi lái xe cần giữa khoảng cách an toàn với xe trước và vào cua ở tốc độ thấp.
Lắp thêm ABS, có thể không?
Hiện nay hầu hết các xe đời mới đều được trang bị bộ ABS hoặc ABS kết hợp EBD (ABS&EBD) tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Với những xe thế hệ cũ không có bộ ABS hoàn toàn có thể cải tạo thành xe có trang bị ABS hoặc cả ABS và EBD vì đây là bộ phận được lắp thêm cho hệ thống phanh và được điều khiển độc lập với các bộ điều khiển khác trên xe, nghĩa là có ECU của ABS riêng biệt với các ECU khác.
Điều khó khăn nhất khi cải tạo chính là vị trí, không gian để lắp vành răng, cảm biến tốc độ bánh xe. Khi cải tạo thêm bộ ABS nhất thiết phải đồng bộ từ các cảm biến, bộ chấp hành và ECU của xe có tải trọng tương đương. Trong trường hợp vành răng không vừa với đầu trục bánh xe, có thể gia công lại nhưng phải đảm bảo đúng số răng và vật liệu như vành răng cũ.
(Theo autocar).
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Các hạng mục bảo dưỡng Mitsubishi Xpander tại 10.000 km
Mitsubishi Xpander là dòng xe được khách hàng Việt Nam rất ưa chuộng thời gian qua và đã hơn 10.000 xe được bán ra kể từ khi ra mắt. Và việc bảo dưỡng 10.000 km dành cho Mitsubishi Xpander gồm những hạnh mục nào cũng đang được khá nhiều người quan tâm.Cách sử dụng ắc quy hợp lý và các dấu hiệu bất ổn của bình ắc quy
Ắc quy là một bộ phận rất quan trọng đối với xe ô tô. Nó cung cấp nguồn điện cho tất cả các hoạt động, hệ thống sử dụng điện áp trên xe. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ắc quy của các hãng khác nhau, vậy làm sao để lựa chọn được cho xe một bình ắc quy phù hợp và sử dụng chúng thế nào cho hợp lý, kéo dài tuổi thọ cho ắc quy?Cách xử lý sự cố xăng, nhớt bị nhiễm nước
Khi ô tô đổ phải xăng nhiễm nước, xe sẽ khó khởi động, không khởi động được hoặc đang chạy bị chết máy. Khi ô tô vào vùng ngập nước và bị nước lọt vào động cơ làm nhớt bị nhiễm nước cũng dẫn đến chết máy, thậm chí phá huỷ động cơ xe bạn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn biết cách xử lý sự cố khi gặp những tình huống không mong muốn này.Phủ nano cho kính xe hơi - ưu và nhược điểm cần lưu ý
Ngày nay xe hơi ngày càng trở nên thông dụng hơn, các dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc và làm đẹp xe ô tô cũng ngày càng được mở rộng, trong đó có dịch vụ phủ nano cho kính xe ô tô cũng đang rất được ưa chuộng.Những điều cần lưu ý khi chọn mua bơm lốp ô tô
4 chiếc lốp cao su đang cõng trên lưng tính mạng và sự an toàn của tất cả những người ngồi trên xe. Vì thế, việc giữ cho lốp luôn đủ hơi là rất quan trọng. Một chiếc máy bơm lốp cầm tay để sẵn ở cốp xe là vật dụng vô cùng cần thiết.Hướng dẫn thay bánh dự phòng xe ô tô
Thay bánh dự phòng cho xe là một điều cực kì cơ bản mà bất kỳ ai sử dụng hay xe ô tô đều cần biết. Vì khi lốp xe hư hỏng giữa đường mà không thể tiếp tục di chuyển đến được điểm vá thì sẽ rất phiền phức. Bài này DanhgiaXe sẽ hướng dẫn bạn cách thay lốp dự phòng để hành trình di chuyển không gián đoạn và an toàn.Những lưu ý khi phải kéo xe do gặp sự cố
Xe bị chết máy, bị tai nạn và cần phải nhờ đến xe cứu hộ giao thông là điều không ai muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để giúp việc "tưởng khó hoá ra khá dễ" trong những chuyến du lịch đầu năm.Hướng dẫn tự thay má phanh cho xe ô tô
Bạn không cần phải tốn nhiều chi phí khi phải đến garage để thay thế má phanh mới cho chiếc xe. Thay vào đó bạn cũng có thể làm công việc này khá dễ dàng.Chọn loại lốp xe nào: Lốp không xăm, lốp Runflat và lốp tự bơm ?
Dù có kích cỡ khác nhau, cấu tạo hoa lốp cũng như thiết kế đa dạng, nhưng chung quy lại, lốp xe được chia thành 3 nhóm: Lốp không săm, lốp Runflat có thể sử dụng khi hết hơi và lốp tự bơm. Chúng ta cùng xem đặc điểm công nghệ cũng như những ưu nhược điểm của từng nhóm này.Dấu hiệu hỏng máy phát điện trên xe
Bởi máy phát điện kết nối với nhiều hệ thống khác, bất kỳ vấn đề cơ khí nào cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng cũng như đến việc chuẩn đoán hư hỏng của xe. Dưới đây là năm dấu hiệu giúp cho việc chuẩn đoán hư hỏng liên quan tới máy phát điện trở nên dễ dàng hơn.