cân bằng điện tủ
ESP - hệ thống cân bằng điện tử, cũng được biết đến với các tên khác như ESC - chương trình ổn định điện tử hay DSC - kiểm soát cân bằng động, là một công nghệ được máy tính hóa nhằm cải thiện sự ổn định của xe bằng cách phát hiện và giảm thiểu trượt quay của bánh (mất khả năng bám đường)
Phương tiện không có ESP ® 1. Phương tiện tiếp cận chướng ngại vật 2. Phương tiện đi khỏi làn vào đường xe khác đang đi tới và người lái mất kiểm soát 3. Tài xế trả tay lái khiến xe bị trượt Phương tiện có ESP ® 1. Phương tiện tiếp cận chướng ngại vật 2. Phương tiện có xu hướng trật khỏi làn. ESP can thiệp và phục hồi kiểm soát lái 3. Tài xế trả lái có xu hướng ra khỏi làn một lần nữa, ESP lại can thiệp để lấy lại kiểm soát 4. Phương tiện được ổn định Khi ESP phát hiện sự mất kiểm soát của hệ cơ cấu lái, nó sẽ tự động áp dụng hệ thống phanh để giúp "chỉ đạo" xe đi theo ý người lái muốn. Phanh sẽ hãm tự động cho từng bánh độc lập, chẳng hạn nó sẽ hãm phía ngoài bánh trước để chống thừa lái (oversteer) hoặc hãm phía trong bánh sau để chống thiếu lái (understeer). Một số hệ thống ESP cũng giảm công suất động cơ cho đến khi phương tiện lấy lại được kiểm soát. ESP không cải thiện khả năng ôm cua của xe mà thay vào đó, nó sẽ giúp giảm nguy cơ mất lái. Theo IIHS - Viện bảo hiểm an toàn giao thông xa lộ và NHTSA - Cục an toàn giao thông xa lộ quốc gia (trực thuộc DOT - Bộ giao thông vận tải) của Mỹ thì một phần ba những tai nạn xe hơi dẫn đến tử vong có thể đã được ngăn chặn bằng các ứng dụng công nghệ. Lịch sử phát triển Vào năm 1987, những nhà cách tân đầu tiên của ESP là Mercedes-Benz và BMW đã giới thiệu hệ thống điều khiển lực kéo (TRC) đầu tiên. Hệ thống này hoạt động bằng cách tiến hành hãm độc lập từng bánh xe và điều tiết lượng ga cung cấp để giữ độ bám đường trong khi tăng tốc, nhưng không như ESP, hệ thống này không được thiết kế để hỗ trợ điều hướng. BMW đã làm việc với tập đoàn công nghệ khổng lồ Robert Bosch GmbH của Đức và Continental Automotive Systems để phát triển một hệ thống giảm mô-men xoắn động cơ để ngăn chặn sự mất kiểm soát phương tiện và áp dụng công nghệ này vào toàn bộ dòng xe BMW 1992. Từ 1987 đến 1992, Mercedes-Benz và Robert Bosch GmbH đã cùng phát triển một hệ thống gọi là Elektronisches Stabilitätsprogramm hay chương trình ổn định điện tử thường được gọi là ESP để kiểm soát trượt ngang. Tập đoàn GM thì làm việc với công ty Delphi và giới thiệu phiên bản ESP gọi là "StabiliTrak" vào năm 1997 cho các mẫu Cadillac được chọn. StabiliTrak là thiết bị tiêu chuẩn được trang bị trên tất cả xe SUV và xe tải của GM được bán tại thị trường Mỹ và Canada vào năm 2007 ngoại trừ một số phương tiện thương mại và xe cơ quan. Trong khi tên "StabiliTrak" được sử dụng trên hầu hết các phương tiện của General Motors cho thị trường Mỹ thì nhãn hiệu "ESP" lại được sử dụng cho thương hiệu GM ở nước ngoài như Opel, Holden và Saab, ngoại trừ trường hợp của Saab 9-7X vẫn sử dụng tên "StabiliTrak". Phiên bản ESP của Ford, được gọi là AdvanceTrac, đã ra mắt vào năm 2000. Sau đó Ford còn thêm hệ thống kiểm soát chống lật RSC (Roll Stability Control) vào AdvanceTrac lần đầu tiên được giới thiệu trên chiếc Volvo XC90 vào năm 2003 khi Volvo Cars đã hoàn toàn thuộc sở hữu của Ford và hệ thống này hiện đang được lắp đặt trong nhiều mẫu xe của tập đoàn này. Các nhà sản xuất ô tô giới thiệu hệ thống ESP của họ vào năm 1995. Mercedes-Benz, với sự hợp tác của Bosch, là công ty đầu tiên cài đặt hệ thống này trên mẫu W140 S-class. Cùng năm đó, BMW ra mắt thiết bị này nhờ vào Bosch và ITT Automotive (sau này được mua lại bởi Continental Automotive Systems). Rồi đến Volvo Cars bắt đầu đưa ra phiên bản ESP của họ được gọi là DSTC vào năm 1998 trên mẫu xe S80. Hệ thống kiểm soát cân bằng xe của Toyota (VSC) cũng xuất hiện trên chiếc Crown Majesta vào năm 1995 (đến năm 2004, cũng trên chiếc Crown Majesta, Toyota ra mắt hệ thống VDIM). Trong khi đó các nhà sản xuất khác cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển hệ thống của riêng mình. Hoạt động của ESP Trong quá trình lái bình thường, ESP hoạt động ngầm và liên tục theo dõi hệ thống lái và hướng xe. Nó so sánh hướng đi dự định của tài xế (được xác định thông qua việc đo đạc các góc vô lăng) với hướng đi thực tế của xe (được xác định thông qua việc đo đạc gia tốc ngang, sự quay quanh trục đứng của xe (sự chệch hướng), và tốc độ mỗi bánh riêng biệt). ESP can thiệp chỉ khi nó phát hiện khả năng mất lái, tức là khi chiếc xe không đi theo hướng người lái chỉ đạo. Điều này có thể xảy ra, ví dụ khi xảy ra trượt bánh trong trường hợp đổi hướng khẩn cấp, thiếu lái hoặc thừa lái vì khả năng đánh giá mặt đường trơn trượt kém, hoặc do chạy xe trên đường ướt. ESP cũng có thể can thiệp theo cách không mong muốn đối với những xe công suất cao, bởi vì dữ liệu điều khiển đầu vào có thể không phải lúc nào cũng chỉ định hướng đi dự định của xe (ví dụ drifting - kỹ thuật kiểm soát sự trượt văng của ô tô). ESP ước tính hướng đi của bánh trượt, sau đó áp dụng hệ thống phanh cho từng bánh xe một cách không đối xứng để tạo ra mô-men xoắn quanh trục thẳng đứng của xe, chống lại sự trượt và đưa xe trở lại hướng đi phù hợp với hướng dự định của người lái. Ngoài ra, hệ thống còn có thể làm giảm công suất động cơ hoặc tác động vào cơ cấu truyền động để giảm tốc độ của chiếc xe. ESP có thể làm việc trên bất cứ bề mặt nào, từ vỉa hè khô đến mặt hồ đóng băng. Nó phản ứng và điều chỉnh sự trượt nhanh và hiệu quả hơn so với người lái, thường là thậm chí trước khi người lái kịp nhận thức rằng khả năng mất lái sắp xảy ra. Thực tế, điều này đã dẫn đến một số lo ngại rằng cho rằng ESP có thể cho phép các tài xế quá tự tin trong việc điều khiển xe và kỹ năng lái của mình. Vì lý do này, các hệ thống ESP thường thông báo cho lái xe biết khi nào nó sẽ can thiệp. Hầu hết các hệ thống sẽ kích hoạt đèn trên bảng điều khiển và/hoặc bằng âm báo, một vài hệ thống còn cố ý cho phép hướng đi đã được điều chỉnh của phương tiện đi chệch một ít so với hướng tài xế điều khiển, thậm chí ngay cả khi nó có thể đi chính xác theo hướng đó. Thật vậy, tất cả các nhà sản xuất ESP nhấn mạnh rằng hệ thống này không phải là bộ phận nâng cao công suất cũng không phải là một sự thay thế cho các nguyên tắc lái xe an toàn, nhưng là một công nghệ an toàn để hỗ trợ người lái khắc phục lỗi khi gặp những tình huống nguy hiểm. ESP không tăng lực kéo, do đó, nó không giúp xe vào cua nhanh hơn (mặc dù nó có thể giúp tài xế kiểm soát tốt hơn khi vào cua). Nói một cách tổng quát hơn, ESP hoạt động trong một giới hạn vốn có của các thao tác điều khiển xe và các lực kéo có sẵn giữa lốp xe và mặt đường. Điều khiển phương tiện thiếu thận trọng vẫn có thể sẽ vượt quá giới hạn này, dẫn đến mất kiểm soát. Ví dụ, trong trường hợp mưa rất lớn và đường rất trơn trượt, các bánh xe mà ESP sử dụng để điều chỉnh hướng trượt thậm chí có thể không được tiếp xúc với mặt đường, làm giảm hiệu quả của hệ thống. Vào tháng 7, 2004, trong chiếc Crown Majesta, Toyota đã ra mắt VDIM (Vehicle Dynamics Intergrated Management - Ổn định vận hành) là một hệ thống kết hợp những hệ thống độc lập khác, bao gồm cả ESP. Hệ thống này không những làm việc sau khi phát hiện sự trượt mà còn có thể ngăn chặn sự trượt xảy ra ngay từ lúc đầu. Sử dụng hệ thống lái linh hoạt VGRS (Variable gear ratio steering), tay lái trợ lực, hệ thống tiên tiến này có thể cũng làm thay đổi tỷ số truyền động và mức mô-men xoắn chỉ đạo để hỗ trợ người lái khi lái quá đà. Do thực tế là kiểm soát căn bằng đôi khi có thể không tương thích với các xe có công suất lớn (ví dụ khi lái xe cố tình làm trượt bánh sau như khi drifting), rất nhiều phương tiện có một mức điều khiển khống chế (over-ride control) cho phép hệ thống tắt một phần hoặc tắt hoàn toàn hệ thống này. Trong các hệ thống đơn giản hơn, chỉ cần một nút duy nhất là lái xe có thể vô hiệu hóa tất cả các tính năng, trong khi các cài đặt phức tạp hơn có thể có nhiều nút ở nhiều vị trí hoặc có thể không bao giờ tắt được hoàn toàn. Hiệu quả của ESP Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác nhận rằng ESP có hiệu quả rất cao trong việc giúp đỡ người lái duy trì kiểm soát xe, do đó nó giúp bảo vệ mạng sống và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các tai nạn. Trong mùa thu năm 2004 tại Mỹ, Cục an toàn giao thông xa lộ quốc gia Mỹ NHTSA đã xác nhận các nghiên cứu của quốc tế, phát hành các kết quả nghiên cứu tại Mỹ về hiệu quả của ESP. NHTSA kết luận rằng ESP làm giảm tai nạn 35%. Ngoài ra, các xe thể thao đa dụng (SUV) có hệ thống căn bằng điện tử liên quan đến các vụ tai nạn đã giảm tới 67% so với các SUV không có hệ thống này. Viện bảo hiểm an toàn giao thông xa lộ (IIHS) đã xuất bản nghiên cứu riêng của mình trong tháng sáu năm 2006 trong đó cho thấy có đến 10.000 tai nạn gây tử vong ở Mỹ hàng năm có thể tránh được nếu tất cả các phương tiện được trang bị ESP. Nghiên cứu của IIHS kết luận rằng ESP làm giảm khả năng gây tai nạn dẫn đến tử vong là 43%, giảm khả năng một chiếc xe tự gây tai nạn dẫn đến tử vong là 56%, và giảm khả năng một chiếc xe tự lật dẫn đến tử vong là 77-80%. Tỷ lệ các phương tiện có cài đặt hệ thống ESP theo các năm ESP được mô tả như là công nghệ quan trọng nhất trong lĩnh vực an toàn xe hơi bởi nhiều chuyên gia bao gồm Nicole Nason, nhà quản lý NHTSA, Jim Guest và David Champion trong Hiệp hội người tiêu dùng của Liên đoàn xe hơi quốc tế (La Fédération Internationale de l'Automobile - FIA), Tổ chức E-Safety Aware, Csaba Csere, biên tập viên của Car and Driver, và Jim Gill, người đề xuất ESP trong thời gian dài của Tập đoàn Continental Automotive Systems, Chương trình đánh giá xe mới của Châu Âu (EuroNCAP) "khuyến cáo mạnh mẽ" rằng người ta nên mua xe được trang bị hệ thống căn bằng này. IIHS yêu cầu một chiếc xe phải có ESP như một option có sẵn thì mới có đủ tiêu chuẩn Top Safety Pick để bảo vệ an toàn người dùng và tránh các tai nạn. |
Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất
Những lưu ý cần thiết khi mua linh kiện và phụ tùng cho xe
Bạn có thể giao hết công đoạn sửa chữa và thay thế phụ tùng cho các đại lý chính hãng. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ không hề rẻ. Thay vào đó, với một chút tìm hiểu, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách chủ động và tiết kiệm hơn khi tự mua linh kiện cho chiếc xe của mình.Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga nhưng động cơ phản ứng chậm kèm theo dấu hiệu hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ bị yếu.Những yếu tố làm nên một người lái xe giỏi
Có thể bạn đã cảm thấy mình là “tay lái lụa”, nắm vững các kỹ thuật điều khiển xe. Tham khảo những trắc nghiệm dưới đây để biết thêm bạn có trở thành tài xế giỏi chưa nhé!Cẩn trọng với các cảnh báo trên xe ô tô
Người ngồi sau vô-lăng cần hiểu được một cách căn bản các cảnh báo trên xe ô tô thông qua bộ phận đèn trên đồng hồ để đối phó kịp thời, đảm bảo tuổi thọ động cơ và an toàn vận hành.Cách kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị cho hành trình dài
Trước mỗi chuyến đi dài thì việc kiểm tra xe ô tô và chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ cho chuyến đi là việc làm cần thiết, quan trọng để chắc chắn rằng bạn có thể đến đích cũng như trở về an toàn. Cùng tham khảo những hướng dẫn dưới đây cho hành trình sắp tới của mình nhé!Nên gọi xe cứu hộ ô tô nào khi gặp sự cố giữa đường?
Xe của bạn bị hỏng giữa đường, hoặc trong trường hợp xấu là xảy ra va chạm hay tai nạn. Một trong những lựa chọn tốt nhất lúc này là gọi cứu hộ ô tô . Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi gọi xe cứu hộ.Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
Bất kỳ ai khi mới tập lái xe cũng có những bỡ ngỡ, va vấp trước khi trở thành một tài xế chắc tay. Trước tiên hãy nhớ những kinh nghiệm lái xe sau để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.Những điều kiêng kỵ cho tài xế khi lái xe
Đàn ông không nên hút thuốc khi đang lái xe. Còn với phụ nữ, ngắm vuốt và đi giày cao gót là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn. Đây là những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn.Cách chọn dầu nhớt động cơ đúng chất lượng cho xe hơi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu nhớt động cơ khác nhau. Tùy theo tình trạng động cơ, kiểu động cơ và tuổi thọ động cơ mà người dùng cần có sự lựa chọn loại dầu nhớt đúng cách. Việc chọn dầu nhờn đúng chất chất lượng và phẩm cấp sẽ giúp xe của bạn vận hành hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Dưới đây là những thông số và kiến thức bạn cần chú ý khi lựa chọn dầu nhớt động cơ cho xế yêu của mình.Honda Việt Nam triển khai chiến dịch triệu hồi để sửa chữa phụ tùng thước lái cho CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R
Công ty Honda Việt Nam (HVN) thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi từ ngày 6 tháng 11 liên quan đến việc sửa chữa phụ tùng thước lái của các kiểu loại xe: CR-V năm sản xuất 2023-2024, CIVIC năm sản xuất 2021 – 2023, CIVIC Type-R năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và lắp ráp, nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho Sản phẩm. Chiến dịch triệu hồi được thực hiện nhằm khắc phục hiện tượng: tiếng kêu bất thường hoặc rung khi đánh lái.